Trong dân gian, những câu chuyện về thần giữ của được lưu truyền khá rộng rãi từ xa xưa cho đến hiện nay, nhưng cách thức để lập nên “vị thần giữ của” này vẫn còn là sự bí ẩn. Nhờ sự giúp đỡ của một số nhà chuyên gia, tâm sự gia đình đã có được những thông tin cơ bản về truyền thuyết này. Hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu xem về sự thật thần giữ của Trung Quốc này nhé!
Truyền thuyết thần giữ của Trung Quốc
Ông Nguyễn Văn Đức, một người dân sống cạnh ngọn núi Bạch Tuyết kể rằng khi ông còn bé tí, toàn bộ cái làng Linh Thượng này chưa có người ở mà là một rừng cây rậm rạp, toàn cây cổ thụ 6-7 người ôm, đầy rẫy những rắn, báo hoa mai (một loại báo to hơn con mèo một chút), người đi chỉ cách nhau vài mét có khi đã không nhìn thấy nhau rồi.
Thời chiến tranh chống Mỹ, bom đạn tàn phá, người chết nhiều, người ta bắt đầu chặt dần cây để đóng quan tài dự trữ. Dần dà rừng thưa dần, dân bắt đầu chuyển lên sinh sống và hình thành làng. Ngôi miếu Bạch Tuyết trên ngọn núi có từ bao giờ cũng không ai biết.
Xung quanh ngôi miếu thờ người dân Vân Côn vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện đầy màu sắc liêu trai. Các cụ cao niên trong làng kể với con cháu rằng, cách đây hàng nghìn năm khi phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta, chúng ra sức vơ vét của cải, vàng bạc, châu báu. Đến khi bị đuổi về nước, số lượng vàng bạc quá lớn không nỡ bỏ lại, chúng liền xây dựng một hầm đá để chôn cất.
Bài viết liên quan:
- Có nên chọn ngày Đông chí để kết duyên vợ chồng?
- Cung hoàng đạo thứ 13 Xà Phu có thật, cả làng sợ hãi vì 86% chúng ta bị đổi chòm sao
- 72 tướng dâm – 72 nét tướng phụ nữ dâm đam mê nhục dục – Làm thế nào để nhận biết?
Trong quá trình xây dựng, chúng đã bắt một thiếu nữ trinh trắng, xinh đẹp tên là Bạch Tuyết về nuôi cho “ăn trắng mặc trơn”. Khi hầm đào xong, chúng liền chôn toàn bộ của cải xuống hầm và chôn sống thiếu nữ đồng trinh kia ở cửa hầm để làm thần giữ của.
Chính từ những lời đồn thổi này nên đã có có nhiều cuộc tìm kiếm kho báu diễn ra. Tại đây người ta còn phát hiện có một đường hầm dẫn vào ngôi miếu, hàng chục người đã bỏ công sức đào bới những mong sẽ tìm kiếm được vàng bạc, châu báu.
Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng ngày xưa có một nàng công chúa xinh đẹp tên là Bạch Tuyết thường rời kinh đi du ngoạn núi sông. Khi đi qua vùng đất này, thấy phong cảnh hữu tình, cô cho dựng một quán để nghỉ ngơi.
Khi nàng mất, dân làng tưởng nhớ thường đến quán thắp hương, khấn vái, và cái tên quán Bạch Tuyết được người làng gọi từ bao giờ không ai biết.
Chôn sống trinh nữ làm thần giữ của như thế nào?
Để cất giấu và bảo vệ những kho báu, tài sản quý giá của mình, nhiều quan tham, phú hộ ngày xưa thường thuê pháp sư về yểm bùa thần để giữ của. Họ rất cẩn thận chọn một mảnh đất tốt để chôn giấu của cải cùng một hồn ma của “trinh nữ” để làm bùa chú, kèm theo lời nguyền bất khả xâm phạm…
Thứ nhất, gia chủ phải tìm kiếm để chọn được một pháp sư (thầy phù thủy) cao tay. Người này phải am tường về thiên văn, địa lý, pháp thuật, kinh dịch, thậm chí phải giỏi cả nghề thuốc.
Đặc biệt thầy phù thủy phải là người mà gia chủ có thể tin cậy để giao phó số tài sản lớn kể trên. Để tìm được nơi chôn cất của cải, gia chủ sẽ phải nhờ thầy pháp chọn được một mảnh đất tốt hợp phong thủy với mình. Mảnh đất này phải hợp với tuổi của gia chủ và phải có vận chuẩn trong một thời gian nhất định.
Khi đem chôn của người ta hay chọn ban đêm, vừa để tránh được sự tò mò của người khác mà lại có bóng trăng soi để làm dấu rất đặc trưng. Lý do quan trọng khác là để thuận lợi hơn cho con cháu đời sau biết cách tìm nơi cất giữ của cải.
Đời trước giấu của vào thời điểm nào trong năm thì đời sau đi lấy về cũng phải lấy chính xác thời điểm đó. Chôn ngày 14 thì phải lấy đúng ngày 14, nếu lệch đi 1 ngày, một giờ thì bóng cây, bóng núi đã bị dịch chuyển sang một địa điểm khác.
Khi đã chọn được địa điểmvà phương thức đánh dấu, việc xây dựng hầm mộ bắt đầu được tiến hành. Không phải ở đâu thần cũng được chôn cùng với của, có khi ở cách đó một đoạn nhưng vẫn nằm trong phạm vi cai quản của thần giữ của Trung Quốc.
Theo quan niệm, khi động thổ, gia chủ và thầy pháp đều phải làm một cái lễ để xin phép Thổ Địa cho phép thần có quyền ngăn cản những ai có ý định xâm phạm tới mảnh đất đó trong thời gian thi hành nhiệm vụ. Không có quy tắc nào chung trong việc xây dựng hầm mộ.
Cách thức sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc, truyền thống cũng như trình độ của thầy phù thủy. Sự đa dạng này cũng là một cách để ngăn chặn việc hóa giải lời nguyền của những kẻ bên ngoài.
Trinh nữ được tuyển chọn như thế nào để làm thần giữ của
Người được lựa chọn để làm thần giữ của là những cô gái trẻ, độ tuổi từ 13 đến 18, cũng có khi từ 9 đến 19 tuổi nhưng không được vượt quá 20. Đặc biệt, những cô gái này đều phải là trinh nữ để đảm bảo độ tinh khiết của thần.
Họ thường mua các cô gái từ nhỏ rồi nuôi đến lớn, hoặc họ sẽ lập ra màn kịch cưới vợ lẽ, nhưng thực ra là để làm thần giữ của. Những cô gái xinh đẹp thì càng tốt, bởi theo quan niệm khi bị chết oan nỗi uất ức càng lớn thì sẽ càng thiêng.
Cô gái được chăm sóc đặc biệt ở một chỗ riêng, tuyệt đối không tiếp xúc với đàn ông. Trước khi đưa đi yểm bùa, cô gái sẽ được tắm rửa sạch sẽ, sức dầu thơm, ăn đồ chay tịnh. Sau đó được đưa lên kiệu và khiêng đến căn hầm đã xây dựng sẵn.
Để tránh việc cô gái phản kháng, họ cho uống thuốc loại thuốc gây tê khiến không thể cử động được, không nói được, mặc dù vẫn mở mắt, tỉnh táo. Cô gái sẽ được đặt nằm trong quan tài.
Thầy phù thủy sẽ làm lễ, rồi nhét miếng sâm vào miệng. Phù thủy sẽ sử dụng phép thuật để đảm bảo cô gái sống được đúng 100 ngày mà không phải ăn uống gì.
Cô gái sẽ phải sống trong cảnh chờ chết, rất oan ức, vô cùng tuyệt vọng. Bởi vậy mà sau khi chết thì linh hồn cô gái sẽ trở thành hồn ma vô cùng hung dữ, chất chứa nhiều thù hận nhưng đã bị pháp thuật của thầy phù thủy khống chế nên phải tuân theo mệnh lệnh mà trông giữ của cải cho họ.
Lúc này, chỉ những người biết thần chú, thần giữ của cho phép thì mới vào được và lấy của cải đi. Bất kỳ ai cố tình xâm phạm vào kho báu đều sẽ bị thần giữ của hành cho mất mạng hoặc tâm thần, điên loạn.
Nếu vì lý do nào đó mà lấy được của cải trong kho, thì thần giữ của cũng sẽ đeo bám, hành hạ cho đến khi phải trả lại mới thôi.
Hài cốt trong kho báu đã từng chôn sống trinh nữ
Trong các kho báu thường thấy có nhiều xương cốt. Thế nên mới có chuyện đời nay nhiều người đào được vàng, thậm chí là cả một hũ vàng, kho báu khi xây nhà nhưng sợ không dám giữ làm của riêng mà phải quyên góp làm từ thiện hoặc giao nộp cho nhà nước…
Và cũng có nhiều câu chuyện thực tế được đồn thổi về những kẻ tham lam đã chiếm dụng làm của riêng và phải trả giá đắt như kiểu bị khùng khùng dở dở, hoặc bị chết yểu do tai nạn, do bị cảm,…hoặc không thể có con, hoặc con cái phải gánh họa…tất cả đều được cho là bị thần giữ của trừng phạt.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều ngôi mộ cổ giấu của được cho là bị yểm bùa, nhất là những ngôi mộ cổ đã được khai quật của các bậc đế vương, quan lớn,…đều phát hiện thấy rất nhiều xương cốt – thiên hạ đồn rằng đó là xác của thần giữ của, tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng đó là hài cốt của những người hầu hoặc của chính những người xây dựng ngôi mộ bị giết hại và chôn theo để giữ bí mật.
Dù sao thì đây cũng là một tục lệ cũ, một hủ tục tâm linh mà khoa học vẫn chưa nghiên cứu và chứng minh, nhưng theo một số người sống ở gần những ngôi mộ cổ hoặc hàng xóm của những gia đình đào được vàng cho biết rằng họ không mấy tin vào những câu chuyện thần bí đó, tất cả những chuyện ma quỷ, thần thánh là do các cụ xưa kia kể lại để… dọa trẻ con.
Câu chuyện về thần giữ của trong lịch sử Việt Nam
Cuối thời kỳ Bắc thuộc, có một truyền thuyết trong dân gian về chuyện một nữ võ tướng của Hai Bà Trưng đã suýt trở thành thần giữ của.
Chuyện kể rằng: trong một lần hành quân vào ban đêm, đội quân của Hai Bà đã bắt gặp một đoàn người Trung Quốc rất khả nghi mang theo một chiếc kiệu lạ. Khi cho quân thám thính đi theo để kiểm tra thì phát hiện ra đó là đoàn người đang đi chôn của. Hai Bà đã cho binh lính bao vây và cứu được người con gái sắp trở thành vật bị chôn sống mà không hề hay biết. Người con gái này cảm tạ công đức của Hai Bà và tình nguyện đi theo dưới trướng. Về sau, vị nữ tướng này có công lập nên nhiều chiến công và quân Nam Hán đều khiếp sợ mỗi khi nhắc đến tên bà
Lý giải của các nhà khoa học về thần giữ của
Việc lập và hóa giải thần giữ của có thể xem như một cuộc đối kháng giữa người Việt và người Hán. Theo ước tính, con số thất bại của các trường hợp lập thần giữ của lên tới 30-40%.
Nguyên nhân thất bại một phần do sự đổi vận của thế đất, sự thất lạc của khẩu quyết, gia phả các dòng họ, sự tính toán hụt của thầy pháp, một phần nữa do chính việc nghiên cứu và đoán định của các thầy nho, thầy pháp, thầy phù thủy Việt đã hóa giải được những vòng khóa của họ.
Hiện nay, số kho báu còn lại trong lòng đất Việt là bao nhiêu vẫn chưa có cách nào xác định được. Theo những nghiên cứu của cố giáo sư Hoàng Phương trong cuốn Tích hợp văn hóa Đông Tây thì từ Nam Sách- Hải Dương đến biên giới Việt Trung theo hướng Đông Bắc, có trên 300 điểm chôn vàng.
Thực tế, con số này có thể hơn gấp nhiều lần bởi vẫn còn rất nhiều những con đường độc đạo, những địa danh đã hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử, trở thành những nơi hoang vu không có sự sống của con người làm cho việc kiểm định trở nên khó khăn. Những trường hợp cụ thể chúng tôi có nhắc đến trong loạt bài về thần giữ của chỉ là những hiếm hoi phát lộ được.
Vì sự cám dỗ của vàng bạc, châu báu được chôn cất trong những kho tàng ẩn sâu trong lòng đất đã kéo theo hàng đoàn người đi kiếm của. Cho tới nay, những đội quân này vẫn tiếp tục tham vọng của mình, có những kho báu tìm thấy, có những trường hợp trắng tay nhưng dù được hay mất vẫn thường đi kèm với những chuyện không may.
Hầu hết họ đều là những người tự phát, không có kiến thức đầy đủ, không tìm hiểu kĩ càng việc bài bố về những hầm mộ, thậm chí thiếu sót những thông tin và kinh nghiệm khảo cổ vốn rất cần thiết.
Chất độc, cạm bẫy khó tránh khỏi dễ dẫn đến cho họ bệnh tật, ốm đau, thậm chí chết chóc. Một phần cũng do tâm lý hoang mang, sợ hãi càng làm cho lớp màn phép thuật trở nên dày và biến ảo hơn.
Theo chia sẻ của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, lúc ông còn nhỏ, đã nghe tới việc người Tàu để của ở Việt Nam khi buộc phải rời đi. Họ nghĩ tới việc chôn một cô gái còn trinh cùng với số của cải của mình để thực hiện việc lập thần, trấn yểm.
Núi Bạch Tuyết chỉ còn lại một khối đá do bốn tảng đá lớn ghép với nhau
Những hoài nghi đó đến khi lớn lên, làm khoa học, ông hoàn toàn có thể khẳng định được điều này là có cơ sở, qua những mộ Hán xây bằng gạch được tìm thấy ở các điểm khai quật ở nhiều nơi. Đây là một vấn đề thuộc về lịch sử chứ không có chút mê tín dị đoan nào. Người Trung Quốc sang Việt Nam vừa bóc lột nhân dân ta, đến khi về nước lại tàn độc dùng chính người Việt để thực hiện âm mưu giữ của.
Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ – trường ĐH KHXH&NV, người đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, về văn hóa và các yếu tố dân gian trên thế giới cho rằng, truyền thuyết về thần giữ của chỉ là một bộ phận trong tín ngưỡng về thần giữ của.
Tín ngưỡng này tồn tại một cách khách quan. Việc chôn sống nô lệ, người hay động vật vì một tín ngưỡng, tập tục nào đó là có thật trong lịch sử nhân loại. Còn truyền thuyết kể về nó thì cũng như bất kì truyền thuyết nào trên thế giới. Tin tất cả vào truyền thuyết cũng giống như tin tất cả vào tiểu thuyết.
Có những sự trùng lặp về sự thật diễn ra sau một lời nguyền nào đó sẽ chẳng có gì là huyền bí đối với tương lai của khoa học, chỉ có điều ở thời điểm hiện tại chưa thể giải thích được.
Loại trừ dần cái bể mênh mông của những lời đồn thì sẽ tồn tại một phần sự thật. Phần sự thật đó trước sau cũng sẽ được khoa học giải thích.
Theo Blog tử vi phong thủy
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Những điều kiêng kỵ cần biết để tránh khi trong gia đình có tang sự
- 9 Dấu hiệu nhận biết cực đơn giản để phân biệt nước hoa thật, giả
- 1971 tuổi gì và cung mệnh gì? Tử vi tuổi Tân Hợi (1971) nam, nữ
- Bàn luận về ảnh hưởng của việc xây mộ hợp phong thủy đến con cháu
- [GÓC CHIA SẺ] Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh – Những Nguyên Tắc Vàng