Theo quan niệm dân gian, người có vía nặng người thì có vía nhẹ. Vậy nặng vía là gì, người nặng vía ra sao? Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nặng vía là gì?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, trong cơ thể của mỗi con người có hàng tỷ tế bào. Mỗi một tế bào được ví như một luồng điện. Luồng điện này cực kỳ nhỏ nên năng lượng điện được phát ra cũng rất yếu. Vậy những người nặng vía là những người có luồng điện trong mỗi tế bào mạnh hơn so với người khác mà thôi. Vì thế cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ. Nên trẻ em thường hay giật mình tỉnh giấc, quấy khóc giữa đêm cũng vì nguyên nhân đó.
Nặng vía là gì? Hiểu một cách đơn giản, vía có thể hiểu là năng lượng sinh học trong mỗi cơ thể con người. Nguồn năng lượng này cũng tồn tại ở thực vật cũng như động vật.
Lời tâm sự về câu chuyện nặng vía
Bạn Trang thân mến!
Tâm sự và thắc mắc của bạn về “ nặng vía” làm tôi nhớ tới tuổi thơ của mình. Hồi ấy cách nhà tôi một con dốc nhỏ có em gái hàng xóm bị ngã xuống giếng, may được vớt kịp nhưng bất tỉnh. Mọi người bảo hồn vía vẫn ở dưới giếng không chịu về. Nhà đó phải nhờ một bác có kinh nghiệm, bác ấy ra miệng giếng hú tên em ấy nhiều lần và quả thật em tỉnh lại. Hồi ấy ở quê nhận thức rằng con người có hồn có vía là tất lẽ di ngẫu, rất tự nhiên chứ không bàn đúng hay sai, mê tín hay khoa học như sau này.
Quay trở lại với thắc mắc của bạn về chuyện “vía lành – vía dữ”. Là người nghiên cứu về cân bằng thân tâm tôi cũng có tìm hiểu vấn đề này. Thực ra có nhiều cách gọi về tần số rung động của năng lượng tri giác này.
Vía là cách nói dân giã xuất phát từ hiểu biết về một trong các thể cấu thành nên con người chúng ta. Thể vía thuộc thân trung ấm trong cơ thể con người, là một trong ba thể gồm thể xác, thể vía (phách), thể trí chẳng hạn. Còn nhiều cách phân loại khác ta không đi sâu, ở đây tôi muốn chia sẻ với bạn vài ý để tham khảo và có cái nhìn khách quan:
Vấn đề thứ nhất thế nào là người “vía lành” và người “vía dữ”. Tôi có tham vấn nhiều bậc kinh nghiệm và được lý giải:
– Người “vía dữ” là người có vía quá nhẹ hoặc quá nặng. Biểu hiện của người vía nhẹ thường là những người rất cả tin, sống tự do nhưng hời hợt vô trách nhiệm, hay làm điều dại dột. Chính vì thế người này dễ mắc sai lầm và thất bại. Ngược lại nặng vía thường ứng vào những người rất gia trưởng, đạo đức khắt khe quá đáng. Có những trường hợp nặng vía do quá ham muốn quyền lực danh vọng. Ngoài ra những người có lối sống quá phàm tục, nói theo cách dân gian là bị “con ma” ăn uống, nhục dục điều khiển cũng bị nặng vía. Căn nguyên là bản thân không chủ trị được thân- tâm – trí nên vía rất động và nặng.
– Người “vía lành” thường là những người sống nhẹ nhàng phúc đức, hiền hậu. Đó cũng có thể là người nghiêm khắc, rắn rỏi, quyết đoán, sự mạnh mẽ ấy xuất phát từ tâm từ bi và thông hiểu. Hoặc cũng là một ai đó quanh bạn ngô nghê nhưng trong sáng, kiểu người này rất dễ nhầm lẫn với người nhẹ vía nhưng khác nhau ở chỗ rung chấn phật tính tỏa ra từ tâm rất lành và trẻ con mới sinh rất thích được người này bế. Người lành vía là người tiến gần hơn đến sự hòa hợp với chân ngã. Kinh nghiệm thiền định cho tôi biết đây là những người trí của họ khá định và tâm họ khát tĩnh. Vía của họ không “chạy linh tinh”, không dọa, chọc, trêu các em bé như người khác. Tuy nhiên đây chỉ là phân loại cho dễ hiểu, còn trong cuộc sống không phải ai cũng thiên hẳn về một cực.
Vấn đề thứ hai là sự tác động qua lại của vía em bé và vía người khác. Trong cuộc sống, trẻ em là bậc thầy để đánh giá cảm nhận ngay được người đang đến với mình mang theo các rung chấn nặng, nhẹ hay cân bằng, tốt, xấu hay hài hòa. Câu hỏi của bạn là làm thế nào để tránh cho trẻ em gặp người “nặng vía”, có thể chia sẻ với bạn thế này:
– Trường hợp em bé rất khó tránh người “nặng vía”: Đó là trường hợp cháu bé được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ, họ hàng có tính phân biệt kỳ thị người khác một cách mạnh mẽ. Khi gặp người nào đó làm cho con cháu mình khóc, lập tức quy kết vía dữ, tự cảm thấy lo lắng, kỳ thị, khinh bỉ và có khi tấn công bằng những ác ý những người vía nặng.
Như vậy chưa biết có căn nguyên bên ngoài không nhưng chính người nhà đã “nặng vía” lắm rồi. Các sóng ý thức do năng lượng phân biệt kỳ thị toát ra từ người thân cháu bé làm cháu đã khóc lại càng hay khóc. Cháu bé rất bất an cho đến một ngày cháu cũng có các rung chấn như người nhà.
– Trường hợp em bé dễ tránh hoặc dễ hóa giải khi gặp người “nặng vía”: Đó là trường hợp của đa số chúng ta, tuy cũng có lúc hay lúc dở, lúc cân bằng lúc sai lầm nhưng không thái quá nhờ đó đôi lúc phát huy được tác dụng của các loại mẹo luật.
Bài viết liên quan:
- 7 đặc điểm tố cáo bản năng ham muốn “chuyện ấy” quá cao của đàn bà
- “Cô giáo cung Bọ Cạp”: từ chối học bổng đi du học để chuyên tâm dạy học sinh
Ví dụ trường hợp của chị vì tin vào tác dụng của tỏi, tin vào việc chẻ đũa rồi đốt hơ trong phòng. Tuy là niềm tin ngây thơ nhưng có thiện tính ở đó nên hiệu quả. Khi hành động như vậy chị tin vào một điều gì đó và dựa vào nó để an tâm. Khi mẹ đã an tâm lập tức rung chấn an tâm sẽ truyền cho con, con cũng TĨNH hết sợ hết khóc. Đây là phương pháp chữa cháy, nguồn gốc gây “cháy” vấn còn.
Trong cuộc sống vẫn luôn có những khác biệt. Có những người làm cha làm mẹ không tránh né, không đổ lỗi cho người nặng vía làm con họ khóc. Đó là có những gia đình tự thân họ rất hài hòa. Họ nhận thức rằng tất cả đều do nhân quả và nếu con mình gặp vấn đề thì “lỗi” đầu tiên là ở chính nhân quả của cháu bé. Lúc này cả nhà đều bình tĩnh nghĩ cách giải quyết chứ không quy lỗi và kỳ thị người ngoài.
Cha mẹ ấy cũng hiểu rằng các trải nghiệm xảy ra với con đều có ích. Chính sự thông hiểu và bao dung tự nhiên ấy tác động vào con và con cũng hình thành phẩm chất tối ưu ấy ngay từ khi chưa biết nói. Khi gặp người “nặng vía”, “dữ vía” đứa con có khả năng tự “đối thoại” và chuyển hóa thành công. Ngược lại chính người nặng vía cũng nhận được các năng lượng rất sạch từ cha mẹ và gia đình em bé mà thanh tẩy bản ngã, người nặng vía tĩnh tâm hơn và thay đổi.
Có trường hợp nhờ thiền định người mẹ hiểu rằng chính con mình “vía nặng” gặp người “vía lành” đến “dạy” thì sợ và khóc. Khóc là do bản ngã bên trong cháu sợ chứ không phải con người thật của cháu bé, nghĩa là tuy khóc nhưng là tốt.
Theo kiến thức nhà Phật thì khi công tâm, tự khắc các kiến thức để hóa giải nỗi lo âu xuất hiện. Không còn lo âu thì một ngày đẹp trời, ta không còn phải mang theo mấy củ tỏi đi chơi cùng con nữa.
Tóm lại
Tamsugiadinh đã đưa ra khái niệm lẫn dẫn chứng để cho bạn hiểu được nặng vía là gì. Nếu như có bất kỳ thắc mắc, xin vui lòng bình luận phía bên dưới để nhận được lời giải đáp thích đáng nhé. Chúc bạn có một buổi tối vui vẻ!
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Cẩm nang phong thủy rước may mắn, tài lộc giành cho người mệnh Mộc
- Review chương trình Thách Thức Danh Hài đang chuẩn bị phát sóng
- Giải mã giấc mơ: Ngủ mơ thấy Dê, chiêm bao thấy Dê (Mùi) có điềm gì?
- Ý nghĩa tâm linh của củ tỏi với trẻ mới sinh
- Review mặt nạ bọt thải độc sum 37 WM