Thưa chuyên gia, tôi đã lập ban thờ Thần Tài được hơn 10 năm, nay vì phải chuyển địa điểm làm ăn sinh sống từ Bắc vào Nam, không thể mang theo ban thờ nên buộc phải lập mới.
Xin hỏi, với những điều kiêng kỵ sau, cái nào đúng, cái nào sai? Tôi có nên làm theo không, vì tôi quan niệm, nhập gia tùy tục, người miền Nam sao thì mình cứ nên nghe vậy.
Về ban thờ Thần Tài
– Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ nhưng không thể thiếu đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi…. Ở Sài Gòn (nơi tôi sống), người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt), khi cúng chỉ được dùng loại tiền này.
– Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn hải đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần.
Bài viết liên quan:
- 11 cách nhận biết con gái còn trinh không cần trực tiếp quan hệ cho cánh mày râu
- 12 chòm sao và chuyện ấy: Khám phá những cung hoàng đạo hợp nhau nhất về tình dục
- Giải đoán giấc mơ thấy chim bồ câu
Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết thắp 5 nén theo hình chữ thập.
Những kiêng kỵ khi cúng Thần Tài
– Tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Mùng 10 cúng Thần Tài; mùng 2 và 16 cúng cô hồn. Nên cẩn trọng dùng nước gừng rửa sạch bộ đồ thờ sứ trên ban trước khi thắp hương.
– Kiêng để khu vực thờ cúng bàn thờ thần tài bừa bãi, không lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bặm, lộn xộn, thiếu trang nghiêm… Cũng tránh đặt hướng bàn thờ “lung tung, loạn xạ”.
– Không được mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường…
Mong sớm nhận được lời khuyên chân thành của chuyên gia.
Lê Mai Linh (Quận 10, TP.HCM)
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình:
Bạn thân mến,
Theo tôi hiểu, trong tâm thức người Việt luôn coi các thần linh là bậc Hộ quốc, An dân và hướng con người đến giác ngộ. Thần Tài đất Việt là một trong những vị thần như vậy. Tuy nhiên ngày nay do trọng vật chất nên ta đang có xu hướng tầm thường hóa vai trò của vị thần linh thiêng này.
* Về khái niệm Thần Tài đất Việt
Ông bà ta hiểu Thần Tài một cách rất nhẹ nhàng, ngài mang no ấm đến cho các gia đình, giúp người nông dân mùa màng bội thu, giúp người đi chợ thuận mua vừa bán, giúp người học chữ đỗ đạt giúp đời.
Trong vô thức Việt, người việt cũng cảm nhận Thần Tài rất hài hòa, gắn liền với Đức Phật Di Lặc và có nơi gắn cả với Ông Địa (Thần Thổ Địa). Nghĩa là ở tầng sâu tâm khảm, người dân coi đây là vị thần của niềm vui, thái bình, no ấm. Cho nên, đến chùa hay vào bếp người ta cũng có thể thắp hương cho thần Tài mà không khu biệt.
Trò chuyện với các bậc thiền nhân về thần linh đất Việt, được biết: Vẻ bề ngoài thì Thần Tài là bậc phụ trách ngân khố, dòng tiền theo đúng nhân quả người Việt.
Nhưng giá trị mà người Việt nhận về không chỉ là tiền bạc mà chính là nội lực, hay còn gọi là Phật tính. Nội lực mới là tiền thật và chính là ý nghĩa tâm linh khi mà hai bên hướng tới.
Khi có nội lực thì tâm với trí hòa hợp tất yếu sáng suốt và minh mẫn. Các thành quả tu dưỡng, lao động, sản xuất, kinh doanh gặt hái trên nền tảng cân bằng ấy.
Cũng theo kiến ngộ từ các thiền sư, Thần Tài phù trợ cho người Việt ngày nay được gọi là Thiên Thần Tài mới chuẩn xác. Bởi đã có sự “hợp linh” giữa Thần Tài và Đức Di lặc Phật, một thành tựu mới mà dân Việt đạt tới trong Tâm.
Nếu từ thành tựu ấy mà giờ chúng ta phát triển được Thiên Thần Tài trong Tâm chính mình thì gia đình thêm no ấm, đất nước sẽ thái bình.
* Xét tiếp đến khái niệm Thần Tài của người Trung Hoa.
Người Hoa là một trong 54 dân tộc sống hòa thuận với các dân tộc Việt khác ở phía Nam và cộng đồng người Hoa cũng thờ Thần Tài một cách rõ nét. Theo tôi hiểu thì cái gốc cũng hướng tới ngộ Tâm như người Việt mình thôi.
Nhưng cùng với đặc điểm văn hóa, cấu trúc tâm trí và biến thiên lịch sử, ngày nay người Hoa thờ Thần Tài hòng mong muốn được thần phù trợ cho hoạt động kinh doanh, buôn bán thuận lợi.
Nói chung hình thức thờ cúng này thực dụng, cụ thể, dễ hiểu hơn. Tách chức năng phù trợ giác ngộ, khai sáng. Chỉ coi ngài là thần thực hiện chức năng hỗ trợ tài lộc kim tiền.
Đó là một thực tế, phù hợp với tâm thức và tâm trí bà con người Hoa, và nó tích hợp tự nhiên với đồng bào Nam Bộ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Khi tâm người thờ sáng, hướng tới kinh doanh đàng hoàng thì phát huy tác dụng như thường, thấy được vẻ đẹp nội tâm của nhau.
Ngược lại, nếu mình không hiểu, tự ti bắt chước, chấp dính lệ thuộc vào một khuôn mẫu cứng nhắc, thì làm đánh mất bản sắc văn hóa tổ tiên, thậm chí phủ nhận các giá trị cốt tủy của tổ tiên mình, đó là thờ thần để minh tâm.
* Trở lại với vấn đề bạn lo lắng
Dù băn khoăn, nhưng mình không nên đặt vấn đề đúng sai khi so sánh trong Nam và ngoài Bắc. Có những cái đúng và cái sai, trong đúng có sai. Mình thờ bằng tấm lòng rộng mở thì làm thế nào cũng lành cả. Bây giờ ta thử tham khảo để chọn ra hình thức lập bàn thờ hợp với mình nhất:
1. Hình thức bàn thờ
Mình có thể lựa chọn hình thức bàn thờ theo bộ, theo mẫu miền Nam như bạn liệt kê. Hoặc ngược lại bạn làm y như những gì gia đình mình đã làm suốt 10 năm ở Bắc cũng được, miễn sao thấy đúng, thấy yên tâm.
Hoặc ta có thể lập một ban thờ nhẹ nhàng cân đối với không gian bạn có. Trên ban chỉ cần bát hương, lọ hoa, chén nước, nến (đèn dầu). Cộng thêm khay để hoa quả là trọn vẹn. Hình tượng Thần thì đặt trong tâm, không nhất thiết phải có tượng “thật”.
Nếu bạn muốn, theo tham vấn của bậc thiền sư thì mình có thể đặt nghệ nhân khắc một khối ba hình (liền nhau), bằng gỗ chẳng hạn. Trong đó hình chính giữa là Thiên Thần Tài, hình bên trái là Đức Phật Di Lặc , hình bên phải là Thần Tài. Ba hình này cần nổi lên hồn cốt Việt.
2. Về thực hành thờ cúng
Thế nào thật tâm thì làm, không cứng nhắc bài vở. Nếu mình tin việc tổ chức bàn thờ thần tài phải dâng cúng đồ ngọt, phải thắp nhang 100 ngày liên tục thì cứ làm, đây là sự tín tâm hay quan niệm của nhiều người.
Nhưng nếu thấy không hợp, muốn giản dị thuần Việt thì chỉ cần thắp hương ngày rằm, mùng một, ngày tết, lễ. Các thiền sư cũng cho biết quan niệm rằng Thần Tài “thích ăn đồ ngọt” là không phù hợp với tâm linh người Việt đâu.
Vì Thần có thế giới của Thần và điều Thần “muốn” đó là con người chúng ta thông qua lao động, sản xuất, kinh doanh mà có trải nghiệm, có nhận biết và thành người!
Thần ban “lộc” hay không ban “lộc” cũng có chủ đích, đó là phương tiện để ta nhận ra chân lý sống, phát triển tình yêu và sáng suốt, chứ thần không tham gia vào câu chuyện mặc cả ăn ngon mặc đẹp theo suy diễn chủ quan của người đời.
Ban thờ và khu vực thờ thì cần gọn gàng sạch sẽ, nó thể hiện tấm lòng của người thờ. Các thiền sư khuyên: “Nếu lựa chọn theo tâm thức Việt thì bàn thờ Thiên Thần Tài không dùng chung để thờ và lễ cô hồn, thần linh vốn là bậc bề trên”.
Tôi cũng nghĩ thế. Những chia sẻ trên đây là một kênh tham khảo, hãy tự kết luận và đưa ra quyết định hài hòa nhất cho mình.
Chúc Thuận lợi.
Theo Hoàng Dương Bình
(Tuổi Trẻ Thủ Đô)
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Top những món ăn dành cho bữa tối Valentine lãng mạn cho các cặp đôi
- Chòm sao nào dễ quên tình cũ nhanh nhất trong 12 cung hoàng đạo?
- Mơ thấy tuyết rơi báo hiệu điềm báo gì? Đánh con số gì cho phù hợp?
- Nằm mơ thấy tai nạn giao thông là điềm báo gì? Nên đánh đề bao nhiêu?
- Tôi phải làm gì đây khi liên tục bị vong linh người thân nhập vào?