Có mặt lúc khâm liệm người thân hợp tuổi, liệu có bị bắt đi không?

Xin chào chuyên gia và cộng đồng bạn đọc
Cháu là Trần Thị Kiều Lam. Năm nay cháu 19 tuổi. Cháu sống ở thành phố với bố mẹ nên những tập tục ở quê của ông bà, cháu thấy thật khó hiểu.
Tháng trước ông nội cháu không may qua đời. Ông nội cháu bị bệnh cũng đã lâu rồi. Cháu ít khi được về quê thăm ông bà, nhiều nhất chỉ có đợt nghỉ hè nhưng cháu thấy ông bà rất tình cảm với nhau dù cả hai đã già. Thế nên khi ông mất, bà nội cháu rất suy sụp.
Từ lúc ông mất, bà luôn ngồi cạnh thi hài ông. Cháu thấy ánh mắt đau buồn của bà khi nhìn ông nhưng bà cháu lại không rơi một giọt nước mắt nào. Sau này cháu mới được mẹ cho biết, bà có đọc kinh Phật nên bà không khóc để ông ra đi được thanh thản và nhanh được siêu thoát.

Bà cháu phải tránh mặt lúc khâm liệm ông vì hợp tuổi 
Bà cháu phải tránh mặt lúc khâm liệm ông vì hợp tuổi

Tuy nhiên có một chuyện mà cháu thấy rất kỳ lạ: Trong đám tang ông nội, đặc biệt là khi khâm liệm nhập quan, và tránh tuổi kiêng khi khâm liệm cho ông, nhiều người  đã dìu bà cháu đi nơi khác. Kỳ lạ hơn, bà nội cháu cũng không phản đối chuyện đó, dù từ khi ông mất bà luôn túc trực bên cạnh, không rời nửa bước. Khi cháu hỏi tại sao thì bố chỉ nói là do tuổi ông và bà hợp nhau nên bà phải lánh mặt.
Sau khi đám tang ông kết thúc, cháu có thắc mắc lại chuyện này với mẹ. Mẹ cháu giải thích rằng, theo quan niệm dân gian thì ông cháu tuổi Dậu, bà cháu tuổi Sửu. Hai tuổi này hợp nhau nên khi liệm ông, bà phải tránh mặt nếu không sẽ bị “bắt đi” theo.
Thưa chuyên gia, cháu còn nhỏ nên không hiểu rõ lắm chuyện kiêng kỵ tuổi tác này, cháu chỉ thấy rằng bà rất yêu thương ông vậy mà lúc liệm và nhập quan quan trọng, bà lại không thể có mặt. Cháu chắc chắn việc này sẽ khiến bà thêm đau lòng.
Chuyên gia có thể trả lời giúp cháu liệu chuyện kiêng kỵ này có thật sự cần thiết không? Và nếu cố tình có mặt lúc khâm liệm người thân hợp tuổi thì có bị “bắt” đi không? Xem tuổi kỵ với người chết?

Xem thêm:   Vì sao người xưa cấm tuyệt đối con cháu đừng soi gương lúc nửa đêm?

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình nói về việc nhập quan

Kiều Lam thân mến

Hợp tuổi nhau là cách chúng ta nói nôm cho dễ hiểu, khoa tử vi của người phương Đông dựa trên cơ sở triết lý Kinh Dịch cung cấp sâu hơn về kiến thức này. Còn giới hạn chuyên mục cân bằng thân tâm, ta có thể tiếp cận một cách dễ hiểu hơn.
Trong hôn nhân có hai trạng thái “hợp nhau”, trạng thái thứ nhất là hợp cân bằng và đối nghịch là hôn nhân hợp tuổi nhưng không cân bằng:
– Hợp cân bằng là trường hợp hai vợ chồng đạt tới khả năng sống bằng tâm. Việc đến với cuộc đời này, lập gia đình với nhau, cùng sống với mọi trải nghiệm và tỏ ngộ ra chân lý thông qua hôn nhân (tu tại gia và đạt thành tựu). Khi một trong hai người qua đời thì thường với tư thế an nhiên và tự nhiên (hài hòa, không nhân quả). Không có chuyện người này bắt người kia đi theo.
– Hợp không cân bằng là trường hợp hai vợ chồng sống với nhau bằng ân, bằng tình, bằng nghĩa. Tuy nhiên ân nghĩa là do bản ngã, do cái tôi tốt tạo thành (ta hay nhầm tưởng là tâm chân thật). Dù hợp đấy nhưng cái hợp đó vẫn bị chi phối nhiều bởi khối năng lượng tham – sân – si.
Ví dụ như tham sống cùng nhau bền chặt nhiều kiếp chẳng hạn, cái tham này nhìn ngoài thì thích nhưng nó vẫn gây ra khổ đau cho vợ chồng. Khi một trong hai người qua đời thì thường có cảm xúc tiếc thương, nhớ nhung, níu kéo thậm chí thao túng sở hữu lẫn nhau, làm suy giảm nội lực mà lần lượt qua đời. Đây là trạng thái qua đời do nhân quả (nhân quả tốt hoặc xấu do quan niệm của chúng ta).
Việc bà cụ năng đọc kinh Phật chính là bà đang sử dụng các kiến thức Phật pháp để vượt qua những luyến ái, ràng buộc của chính bà và qua đó sẽ hỗ trợ ông siêu thoát, không quyến luyến ràng buộc cõi trần.

Xem thêm:   Thực hư chuyện đi viếng đám ma có khiến bệnh trọng bị tái phát thêm?
Bà cụ năng đọc kinh Phật
Bà cụ năng đọc kinh Phật

Còn lúc nhập quan, khâm liệm theo tôi biết thì đó là thời khắc quan trọng để hương linh có thể tĩnh mà lắng nghe hướng dẫn (qua tâm Pháp, qua lời cầu kinh chẳng hạn). Và nhờ thế có bước nhảy lượng tử, đến được nơi sống mới theo đúng ý tự nhiên.
Nếu để bà ở gần ông thì rung chấn ràng buộc, cảm xúc tiếc thương sẽ  tác động cản trở, làm lỡ cơ hội. Xét từ góc độ này thì “kiêng kỵ” ngồi gần, “kiêng kỵ” khóc than và tĩnh tâm niệm chú là điều nên làm.
Còn câu hỏi: “Người thân hợp tuổi mà vì quá yêu thương người đã mất nên vẫn có mặt lúc khâm liệm sẽ bị “bắt theo” người đã mất” có đúng không?”. Tôi có đặt câu hỏi tương tự với nhiều vị tu tập và  đều được trả lời rằng đúng là có những trường hợp bà mất ông theo và ngược lại,  nhưng không phải do người đã mất gây ra mà do người đang sống ấy bị mất lực.
Mất lực ở đây hiểu theo nghĩa là do quá đau buồn, quá ốm yếu, quá tiếc thương, không thiết sống (buông) và đặc biệt do sự kích hoạt của các bản ngã, các nhân quả mà những nguồn nội lực vốn đã cạn kiệt nay bị phong tỏa mà qua đời.
Cách xử lý của bà nội bạn là đúng, thực ra là bà đã thực hành tụng kinh và quán chiếu cái “ngã” trong đó ngã ràng buộc để qua đó ông và bà tiến tới tự do giải thoát. Những ai dần thấu hiểu những điều này tâm sẽ được bình an.
Theo MASK

Xem thêm:   Kỳ lạ câu chuyện người bắt mạch đoán bệnh bách phát bách trúng

Tóm lại

Qua lời giải đáp của chuyên gia tử vi ở trên, xem tuổi kỵ với người chết là điều hoàn toàn không cần thiết.

3.9/5 - (23 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *