“Trường hợp con ranh con lộn, có thể do người mẹ, người cha “kiếp trước” đã làm hại con hoặc làm hư thai người khác… Sang kiếp này, người gây tội lỗi phải chịu quả báo và đau khổ vì con mình mới sinh ra đã phải lìa đời”. Đó là ý kiến của ông Phạm Đình Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO và Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật khi tiếp tục trao đổi với PV Người Giữ Lửa. Vậy những vết chàm lý giải điều gì hãy cùnghttps://tamsugiadinh.vn/ tìm hiểu nhé!
Trong dân gian, những đứa trẻ bị dấu trên người, sinh ra được vài tháng hoặc vừa chào đời đã mất người ta gọi là con ranh con lộn
– PV:Thưa ông, hàng trăm năm qua, trên thế giới ghi nhận rất nhiều trường hợp “thần đồng” chỉ 4 – 5 tuổi nhưng đã có những tài năng siêu phàm về những lĩnh vực chúng chưa từng được tiếp xúc. Ông có thể giải thích về hiện tượng này?
– Phạm Đình Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO và Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam
Trong giáo lý của đạo Phật, sự tái sinh trong “kiếp sau” sẽ được xoay vòng trong sáu cõi là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Atula, Súc sinh, Nhân và Trời. Tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong sáu cõi kể trên. Vì vậy, có những người sinh ra đã rất kiệt xuất là “thần đồng”… nhưng nhiều người khi tái sinh lại trở thành kiếp súc vật.
Những đứa trẻ sinh ra đã là “thần đồng” được kế thừa di sản tinh thần mà Đức Phật, Bồ Tát hoặc các siêu linh về lĩnh vực này “đầu thai” vào để hoàn thành sứ mạng của mình cho đời sau. Khi đó thân xác đứa trẻ chỉ là “ngôi nhà” để cho các siêu linh thể hiện theo những lý tưởng và đại nguyện khi họ đã chứng đắc ở “kiếp trước”. Khi chưa hoàn toàn chứng đắc đạo quả – họ tiếp tục mượn thân người đầu thai, để tiếp tục sự nghiệp còn dang dở. Do đó, việc “đầu thai” sẽ do nhiều nhân duyên.
– Từ trước đến nay, người ta vẫn thường truyền tai về hiện tượng con ranh con lộn như một điều gì đó vô cùng đáng sợ. Là người nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, ông có thể nói rõ hơn về hiện tượng này?
– Trong dân gian, những đứa trẻ bị đánh dấu trên người, sinh ra được vài tháng hoặc vừa chào đời đã mất người ta gọi là con ranh con lộn. Điều đặc biệt, những người mẹ có con trong trường hợp này thường rất mau chóng có thai trở lại nhưng đứa bé tiếp theo cũng sẽ ốm yếu và mất. Thậm chí, nhiều đứa bé chưa kịp sinh ra có vết chàm đã chết lưu trong bụng mẹ.
Không ít bà mẹ đến 4 – 5 lần phải chứng kiến cảnh con sinh ra được ít ngày đã phải lìa đời vào một khoảng thời gian giống nhau. Đây là chuyện khá kỳ lạ mà đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích được.
Cũng có ý kiến giải thích, hiện tượng này là do xuất phát từ cơ thể đứa bé. Từ khi còn là bào thai, đứa bé đã bị bệnh, thiếu sót một vài yếu tố nên chỉ sống được một thời gian nhất định. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự phỏng đoán.
Vết chàm Con ranh, con lộn chính là hệ quả của những nghiệp báo mà cha mẹ đứa bé gây ra ở “tiền kiếp”?
Dưới góc độ nhà Phật, chúng ta nên nhìn nhận hiện tượng trên như thế nào, thưa ông?
– Theo quan niệm của những người tin vào thuyết luân hồi của Phật giáo, con ranh con lộn chính là hệ quả của những nghiệp báo mà cha mẹ đứa bé gây ra ở “tiền kiếp”. Nghĩa là, ở “kiếp trước”, cha mẹ đứa bé đã làm điều ác nên kiếp này phải chịu hình phạt tương tự.
Trong cuốn sách“Con người với giáo lý mười hai nhân duyên” xuất bản cuối tháng 10/2012, tôi cũng đã có viết rất nhiều về hệ quả của nghiệp thiện ác và những câu chuyện nhân quả. Trong trường hợp con ranh con lộn, có thể người mẹ, người cha “kiếp trước” đã làm hại con hoặc làm hư thai người khác… Sang kiếp này, người gây tội lỗi phải chịu quả báo và chịu đau khổ vì con mình mới sinh ra đã phải lìa đời.
Thưa ông, còn có cách nhìn nào khác về vấn đề con ranh con lộn?
– Theo tôi được biết, có người cho rằng sở dĩ sự kiện ấy phát sinh là do lệch lạc về cấu tạo của những thành phần trong cơ thể đứa bé. Còn theo một số nhà y học, vết chàm đến ở trẻ sơ sinh bớt này sở dĩ có ở hài nhi mới sinh là do người mẹ là chính. Nghĩa là do những tác động bên ngoài cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi thai nhi chào đời.
Những dấu vết ấy không ảnh hưởng gì lên cơ thể đứa bé và người ta có thể tẩy, xoá hoặc cắt đi bằng cách dùng kim điện để đốt hay dùng những phương thức vật lí đặc biệt. Tuy nhiên, mặc dù giải thích là như vậy nhưng câu hỏi tại sao lúc nào cũng chỉ xảy ra cho từ 3 đến 4 hài nhi còn về sau lại không xảy ra vẫn chưa ai có thể giải thích được.
Trong giáo lý của đạo Phật, sự tái sinh trong “kiếp sau” sẽ được xoay vòng trong sáu cõi là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Atula, Súc sinh, Nhân và Trời
Vết chàm xanh, đỏ trên cơ thể những đứa bé có phải là cách mà các mụ bà đánh dấu để nhận diện con ranh con lộn?
– Khi chẳng may sinh ra những đứa con yểu mệnh, những ông bố, bà mẹ bất hạnh thường rất lo lắng. Họ sẽ được những người lớn tuổi có kinh nghiệm chỉ cho cách thức để kiểm tra xem con mình có phải là con ranh con lộn hay không.
Để đánh dấu hiện tượng này, người xưa đã nghĩ ra một cách rất đơn giản. Họ lấy chất màu xanh hoặc đỏ vạch lên chân, tay, lưng… đứa trẻ một vết nhỏ. Việc làm này nhằm mục đích xem đứa trẻ được sinh ra lần tiếp theo có mang dấu vết này không.
Nếu có vết chàm đúng chỗ đánh dấu trước đó thì chứng tỏ đã gặp phải “thảm họa” con ranh con lộn. Còn nếu không thì đứa trẻ đã mất chỉ là một sự không may mắn.
Vậy các nước trên thế giới quan niệm như thế nào về hiện tượng kỳ lạ này?
– Theo tôi được biết, không chỉ ở Việt Nam mà các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… cũng có quan niệm về con ranh con lộn. Ở những nước này, nếu cha mẹ nào nhiều lần sinh con bị chết bất thường, họ thường đến chùa để xin sám hối vì “tiền kiếp” đã tạo nghiệp ác nên kiếp này phải gánh lấy khổ đau. Đó cũng là cách giúp con người ta hướng thiện.
Nhiều người nói rằng chuyện luân hồi, chuyển kiếp là mê tín. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không phải chuyện mê tín mà chỉ nên coi là hiện tượng khó giải thích, khoa học chưa với tới được.
– Xin cảm ơn ông!
Theo cuốn “Bách khoa từ điển thế giới” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1961, vết chàm xuất hiện trên da của trẻ sơ sinh được gọi là vết bớt. vết bớt nằm trên da hài nhi. Không ít người coi dấu vết ấy là vết cắn của thiên thần. Sở dĩ gọi như vậy là do vết bớt xuất hiện khá kỳ lạ.
Giáo sư Ian Stevenson, Giáo sư Tâm thần học nổi tiếng người Pháp đã nghiên cứu 10.623 trường hợp về hiện tượng đầu thai, luân hồi và ông nhận thấy rằng: Những cá nhân có thể đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của mình ở tiền kiếp thường có những vết bớt rất rõ ràng liên quan đến một vài sự kiện trong kiếp trước của họ.
Tuy nhiên, cho đến nay, dù đã mất khá nhiều công nghiên cứu nhưng khoa học vẫn chưa có câu trả lời thấu đáo về vết bớt trên cơ thể người.
Phong tục đổ vết chàm còn xuất hiện ở nhiều nơi
Theo thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Linh Ứng, Hà Nội, phong tục đổ chàm vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Việc đánh dấu này là để làm xấu cho đứa trẻ không quay về nhà mình nữa. Điều này như một hành động tuyệt tình với đứa trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người do quá đau lòng trước việc con mình lần lượt sinh ra và chết bất thường nên có những cách đánh dấu rất ác như quệt vết chàm vào mặt đứa trẻ.
Trên thực tế đã có trường hợp bà mẹ dùng mực đỏ đánh dấu lên mặt đứa con chết sau khi sinh rồi thời gian sau chính đứa bé đó đã chuyển kiếp vào đúng nhà mình. Càng lớn lên, vết đó càng rõ và lan rộng. Chính vì vậy, theo tôi, khi một gia đình không may có đứa trẻ tử vong, chỉ cần đánh dấu nhỏ lên chân, mông, những chỗ mà đứa trẻ không bị nhìn thấy.
Nguyễn Văn
(Theo Người Giữ Lửa)
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh cường giáp (basedow) bằng Đông y
- Hướng dẫn 3 cách làm trứng Omelette siêu ngon cho bữa sáng tại nhà
- Khám phá về thuật xem tướng của người Việt
- Cẩm nang phong thủy rước may mắn, tài lộc giành cho người mệnh Kim
- Những cặp vợ chồng Mậu Thìn có nên sinh con tuổi Thân hay không?