Kỳ lạ câu chuyện người bắt mạch đoán bệnh bách phát bách trúng

Bắt mạch đoán bệnh là một trong số phương pháp chẩn đoán bệnh của lương y thầy thuốc thời xa xưa. Đến nay phương pháp đó vẫn còn bảo toàn nguyên vẹn giá trị. Bắt mạch đoán bệnh tình của một người mà không hề cần máy móc y tế hiện đại, tiết kiệm chi phí và thời gian. Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bắt mạch đoán bệnh là gì

bat-mach-doan-benh-1

Bắt mạch đoán bệnh là một trong 4 phương pháp chẩn đoán bệnh tình trong giới y học cổ truyền. Ngày nay, những máy móc y tế hiện đại như CT-Scan, X-Quang, siêu âm,… đã thay thế vai trò chẩn đoán bệnh của các cụ xa xưa.

Khi bắt mạch, vị lương y để 3 ngón tay lên vị trí cổ tay bệnh nhân và xem phản ứng mạch máu như thế nào để chẩn đoán bệnh.

Bắt mạch đoán bệnh cho cả vị Tây y

bat-mach-doan-benh-2

Từ lúc bắt đầu công việc bắt mạch đoán bệnh, có lẽ lương y Nguyễn Đức Hai (Tổ dân phố 14, Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội) đã giúp rất nhiều người tìm ra căn nguyên các loại bệnh mà bệnh nhân đã phải đi khám nhiều nơi mà không ra.
Ông khẳng định “Tôi bắt mạch chẩn đoán các loại bệnh, đúng đến 99%, khi bắt mạch đầu óc thật minh mẫn thì sẽ chuẩn. 1% sai sót là do chưa chú tâm. Rất nhiều bác sĩ đã đến đây để bắt mạch chỉ vì họ không thể tìm ra căn bệnh của chính mình.
Một phần là do dao sắc không gọt được chuôi, một phần nữa là tôi có thể dò ra được nhiều bệnh Tây y bó tay nhờ sự đập mạnh, yếu của các mạch trong cơ thể con người”.

Xem thêm:   Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của ngày lễ đen là gì không phải ai cũng biết

Câu chuyện bác sĩ Ngô An Ngọc (Bệnh viện Thanh Sơn, Phú Thọ) là một ví dụ: Anh mắc phải một chứng bệnh lạ cứ khi cất tiếng nói thì ho rũ rượi. Căn bệnh lạ ấy ngày càng tiến triển mạnh khiến khi làm việc bác sĩ không thể chỉ đạo, ra mệnh lệnh cụ thể.

Bài viết liên quan:

benh-vien

Anh đã đi gần hết các bệnh viện, chụp chiếu, uống thuốc gần năm trời mà không ăn thua. Cho tới một ngày bác sĩ Ngọc được giới thiệu tới lương y Hai.
Khi bắt mạch, lương y Hai cho biết có một khối u nhỏ nằm ở cuống phổi, là nguyên nhân gây ra chứng bệnh “ho mỗi khi nói” của anh Ngọc. Nhận thuốc về uống, một thời gian sau lương y Hai gọi điện hỏi thăm và được biết anh Ngọc “đã hết ho mỗi khi nói”.
Ông Hai cho biết, có những u to nhưng là u dọc hoặc ngang cuống phổi, chụp chiếu sẽ không thấy, chỉ có thể phát hiện ra bằng cách lắng nghe các mạch đập.
Lương y Hai đã từng bắt mạch đoán bệnh cho một bác sĩ người Mỹ (có nửa dòng máu Việt) có tên Chử Thị Nguyệt, bà có chồng người Mỹ, đang sống ở Mỹ, 63 tuổi.
Trong lúc bắt mạch ra các loại bệnh cho bà Nguyệt lương y Hai nhận thấy có bất thường trong mạch chồng của bà nên hỏi: “Có phải ông nhà bị tai biến không?”, cả 2 mẹ con bà Nguyệt giật mình xác nhận.
“Trổ tài” trên cổ tay vị bác sĩ người Mỹ, các bệnh được đọc ra: Xơ hóa gan, viêm hang vị khiến bà không khỏi ngạc nhiên về tài chẩn đoán bệnh của ông Hai.
Không chút đắn đo, 2 mẹ con lấy liền 2kg thuốc uống về uống. Trước khi rời đi, vị bác sĩ người Mỹ còn nói chuyện với thầy Hai: “Sau này tôi sẽ đề nghị được hợp tác với thầy. Tôi hứa, chậm nhất là 2 năm nữa tôi sẽ sang gặp thầy và mời thầy sang Mỹ để giúp trong việc chẩn đoán bệnh”.

Xem thêm:   Suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh nguy hiểm phổ biến của thế kỷ 21

Bắt mạch xem vận hạn

Ít ai ngờ, việc lương y Hai học bắt mạch đoán bệnh vì không thành công trong con đường kinh doanh và làm chính trị năm 45 tuổi. Ông bỏ đất Hà Giang về lại quê hương Phú Thọ với 2 bàn tay trắng.
Bố ông, cụ lang Hân (nguyên chủ tịch Hội đông y Phú Thọ) đưa cho con trai hàng trăm bài thuốc Đông y để học nhưng ông không thích thú. Tìm được quyển sách về bắt mạch của Trung Quốc, ông say sưa đọc như gặp được một điều gì đó rất tâm huyết.
Cần mẫn đọc và tìm hiểu sau 4 tháng thì ông chính thức hành nghề. Những ngày đầu còn non kinh nghiệm, tỷ lệ đúng bệnh của ông rất thấp. Nhưng ông không nản lòng, tiếp tục đọc sách và rèn kỹ năng.

bat-mach-xem-van-han

Dường như thấy được sự hồ nghi trên gương mặt của chúng tôi, ông khẳng định: “Ai học cũng có thể bắt được vì các mạch được quy định cụ thể rồi. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong lúc bắt mạch cho bệnh nhân là tâm phải tĩnh, không tĩnh thì nói đâu sai đó, còn tĩnh rồi thì nói đâu trúng đó”.

Lương y Hai khẳng định: “Nhiều loại bệnh tôi bắt mạch đoán bệnh có thể cả năm sau mới phát ra ngoài vì thực tế hiện nay, thực phẩm đầy hóa chất, môi trường ô nhiễm, con người làm sao tự biết được. Nếu chờ phát bệnh thì lúc ấy đã ở giai đoạn nặng rồi…”.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân đến chữa bệnh mất ngủ, bệnh tê tay nhưng khi bắt mạch ông thấy có nhiều dấu hiệu của tiền u, tiền tai biến. Nếu là người thân quen thì ông khuyên nên chữa ngay để tránh bệnh trầm trọng.
Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Trường Y học Tuệ Tĩnh (khoa lương y quốc gia) ông Hai về phòng khám của bố, bắt mạch một bệnh nhân thì thấy có một mạch lạ.
Ông buột miệng phán: “Anh chồng chị dáng cao to, đẹp trai vui tính nhỉ”. Người vợ xác nhận đúng thì lúc đấy ông mới vỡ ra thêm về mạch Thái tố. (Thái tố có tên thật là Trương Đông Uy, người viết cuốn sách bắt mạch xem bói, được triều đại Trung Quốc đề bạt lên làm Thái tố nên gọi như vậy).
bat-mach-xem-van-han-2
Tìm được mạch này khiến ông càng đam mê bắt mạch bởi ngoài việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, ông còn có thể góp với họ vài câu chuyện tiên đoán về đường đời, về đất cát…
Tiến sĩ Lê Duy Mạc, nguyên chủ nhiệm bộ môn Sinh học, Trường Đại học Y Thái Bình cho biết: “Tôi đã từng nghiên cứu khá nhiều về Đông y và thấy ở VN việc bắt mạch ra đúng bệnh rất khó, 100 người hành nghề may chăng mới được một người bắt mạch đoán bệnh tốt.
Vì mạch rất trừu tượng và ranh giới của các mạch rất mong manh. Người bắt mạch thường phải là người rất tinh tế và cảm giác rất tốt mới có thể nhận ra được mạch động hay mạch trì. Tôi thấy lương y Hai đúng là một người có bàn tay vàng hiếm có”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *