Cưới hỏi là một chuyện trọng đại của một đời người. Do đó, theo quan niệm ngày xưa, trong các đón dâu, chú rể thường được gia đình chuẩn bị một xấp tiền lẻ để khi đón dâu, cô dâu và chú rể thi thoảng lại thả vài tờ tiền lẻ lấy may.. Vậy quan niệm này có đúng không? Hãy cùng tâm sự gia đình đọc bài viết chia sẽ sau về việc rải gạo muối, kim và rải tiền trong đám cưới
Chia sẽ về việc ném muối, ném gạo, đón dâu thả tiền lẻ
Xin chào chuyên gia và cộng đồng!
Tôi tên là Trần Thị Trâm. Tôi mới tổ chức đám cưới. Nhưng sau đám cưới nửa tháng, tôi đã gặp chuyện khiến tôi vô cùng lo lắng. Chuyện lo lắng này là về vấn đề tâm linh theo quan niệm kiêng kị của người dân quê tôi.
Theo đó trong ngày tổ chức hôn lễ, mẹ tôi có chuẩn bị cho tôi những gói tiền lẻ nhỏ gồm tờ 200 đồng và một ít muối gạo. Mẹ tôi dặn khi đi qua những nơi có đền, chùa, miếu hoặc qua các cây cầu thì tôi rải những gói nhỏ này xuống. Lúc đó do quá bận rộn lo đám cưới nên tôi không hỏi mẹ sao lại phải làm thế. Đến lúc đón dâu, mẹ tôi bỏ những gói gạo, muối, tiền lẻ này vào chiếc sắc nhỏ để tôi mang cùng lên ô tô.
Tôi đã quên bỏ những gói tiền lẻ chứa muối gạo khi đi qua cầu
Rải kim, gạo muối, rải tiền trong đám cưới
Quá trình di chuyển từ nhà tôi ở Thái Bình đến nhà chú rể ở Thái Nguyên thì tôi bị say xe. Bình thường tôi không hề say xe, nhưng hôm đó chắc do mệt mỏi vì chuẩn bị đám cưới và phải nhịn đói từ sáng để trang điểm nên xe mới rời khỏi nhà tôi được một đoạn, tôi đã say xe mệt lử. Và tôi hoàn toàn quên chuyện mẹ dặn phải rải các gói muối, gạo, tiền lẻ đã chuẩn bị trước. Chồng tôi lúc đó cũng lo cho tôi đang bị say xe nên không để ý đến chiếc sắc nhỏ tôi mang theo chứa thứ gì.
Mãi đến nửa tháng sau, khi tôi dọn dẹp lại đồ đạc mới phát hiện ra chiếc sắc để trong tủ. Có lẽ lúc dìu tôi bị say xe vào nhà nằm nghỉ, ai đó đã cất chiếc sắc vào tủ giúp tôi. Lúc mở sắc ra tôi mới giật mình phát hiện những gói tiền lẻ nhỏ mẹ đưa lúc đón dâu vẫn còn nguyên. Tôi vội gọi điện về nhà kể với mẹ.Mẹ tôi lo lắng nói, những gói tiền có chứa kim và gạo muối đó phải rải ở đền, chùa, miếu hay những cây cầu để mua đường và cho những con ma đói ăn. Như vậy chúng sẽ không đi theo ám những xui xẻo vào cô dâu, chú rể mới. Tôi quên như thế thì hôn nhân mới của tôi có thể sẽ không được suôn sẻ.
Nghe mẹ nói vậy khiến tôi rất lo lắng, bởi tập tục này đã có từ rất lâu đời rồi ở quê tôi. Rất mong chuyên gia và bạn đọc có thể cho tôi xin ý kiến về vấn đề tâm linh này!
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình
Bạn Trâm thân mến
Đầu thư bạn chia sẻ rằng bản thân đang lo lắng về vấn đề tâm linh, đó là vấn đề chung mà ai cũng mắc phải trong đó có tôi, tâm linh luôn là từ để chỉ những gì liên quan đến cõi âm hoặc cảnh giới huyền bí.
Nhưng để giải tỏa mối lo lắng của bạn, ta cần “định vị” lại khái niệm này. Tâm linh là cái Tâm Linh Thiêng. Linh thiêng ở đây là Tâm giúp con người ta ngày càng trong sáng hơn, chân thật hơn nhờ thế trí tuệ có thể nhận biết bản chất sự vật sự việc.
Bạn kể rằng trong ngày tổ chức hôn lễ, mẹ có chuẩn bị cho bạn những gói tiền lẻ nhỏ gồm tờ 200 đồng cùng 1 ít muối gạo và kim, sau đó dặn khi đi qua những nơi có đền, chùa, miếu hoặc qua các cây cầu thì bạn rải những gói nhỏ này xuống. Lúc đó quá bận rộn nên không hỏi mẹ sao lại phải làm thế và cũng quên thực hiện theo lời mẹ dặn, giờ lo lắng ma đói sẽ giận và đi theo ám cô dâu chú rể, ảnh hưởng đến hôn nhân.
Vậy giải pháp ở đây có lẽ chính là cùng nhau tìm hiểu sự thật ẩn sau hành động “rải các gói tiền lẻ nhỏ xuống cầu…”. Nhận ra bản chất bên trong thì lo âu sẽ được giải tỏa.
Tục lệ rải kim, muối, gạo và rải tiền trong đám cưới, đám ma hoặc nhà có sự kiện lớn xuất phát từ quan niệm dân gian xưa: Những nơi ngã ba, ngã tư đường, nơi cầu cống, đình, đền, chùa thường có nhiều sinh linh đói khát không nhà không cửa tập trung chờ được bố thí và thực sự cần được giúp đỡ. Do nhân quả nào đó mà vô minh còn nhiều, cái ngã còn nặng, hiểu biết còn lầm lẫn nên các sinh linh đói khát dễ yêu dễ gét nên cũng hay làm dại ảnh hưởng đến người khác trên dương thế.
Tuy nhiên do người đời cũng chấp ngã phân biệt nên thay vì bố thí trên cảm thức yêu thương thì hành động lại dựa trên nền tảng sợ hãi, hối lộ, mua chuộc hòng cầu sao họ không bám theo và gây hại cho mình, điều này là tự nhiên thôi nhưng dễ nảy sinh tâm lý đối kháng, phân biệt không tốt cho cả hai bên.
Chia sẻ tiền gạo thì chắc bạn hiểu rồi, nhưng ta thử đi tìm ý nghĩa của những hạt muối. Không phải ngẫu nhiên dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Quan niệm muối mặn mang lại cho con người sự thấu hiểu lẫn nhau, hòa thuận trong nhà, xua đuổi tà khí.
Phải chăng muối trong gói nhỏ mẹ bạn chuẩn bị (theo truyền thống làng quê bạn) cho bạn vừa mang ý nghĩa trao đổi, thuận hòa giữa người và các sinh linh đói khát, đồng thời muối ấy cũng hóa giải các âm khí vô tình ảnh hưởng tới hai bạn trẻ ?
Mẹ bạn nghe theo lời các cụ khá dập khuôn mà chưa tìm hiểu ý nghĩa chân thật ấy, đó là câu chuyện của nhiều người trong chúng ta vốn chỉ làm cho có lệ và hòng tự trấn an mình nên khi bạn quên cả hai cùng lo lắng. Có câu “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”, ý của người xưa nhắn nhủ về mối quan hệ nhân quả, nếu không có nhân quả ấy thì chả “ma” nào đi làm hại bạn trong tình huống này cả dù bạn có là ai.
Tuy nhiên câu chuyện không dừng lại ở đây. Từ việc bố thí hòng cầu an máy móc với tâm trạng lo lắng, từ những tình huống quên và sợ như trường hợp của bạn thì nhiều người bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu sự thật ẩn dấu bên trong. Đây mới chính là điều ông bà ta gửi gắm, từ đây một cách tinh tế người có phúc bắt đầu tham gia vào hành trình học đạo làm người.
Sự thật ẩn dấu mà ông bà xưa ở làng quê bạn trao gửi thông qua quy ước chính là phép tu tâm. Người nào nhờ có căn tính tốt, thông qua những suy nghĩ ám ảnh (như bạn bị lo âu) chính là điều kiện để liên tục tự đặt câu hỏi tại sao, như thế nào? Nhờ những suy tư ấy mà Tâm chuyển động và vào thời khắc đủ “chín” các kênh năng lượng chức năng trong hợp thể con người sẽ mở, trong tâm bỗng bừng nhận thức mới. Con người hiểu rằng giúp đỡ các sinh linh mê lầm khốn khó do nhân quả ấy là vì họ thực sự cần được giúp, là việc nên làm, nằm trong truyền thống lá lành đùm lá rách.
Đến đây chắc bạn đã hiểu, thay vì thái độ “ném” cho họ những gói nhỏ, ta có thể trao cho họ với thái độ trân trọng, chân thành. Thái độ khác nhau thì rung chấn tỏa ra khác nhau và tạo nhân quả khác nhau. Khi phẩm chất này xuất hiện trong tâm thì sự sợ sệt ám ảnh biến mất và một hiểu biết mới xuất hiện. Ta sẽ hiểu, hóa ra không phải mình giúp họ đâu mà nhờ họ mà mình đã tự giúp mình và việc bố thí dần trở nên tự nhiên và thoải mái.
Các bậc kinh nghiệm thường chia sẻ rằng khi con người ta đã giúp đỡ các sinh linh đói khát hay bất cứ ai một cách có ý thức, đúng lúc đúng chỗ, vô tư không mặc cả thì dần dần trong lòng khởi lên năng lượng yêu thương chân thành. Năng lượng ấy có tác dụng cảm hóa gấp triệu lần mấy gói nhỏ đựng muối và gạo. Sản phẩm đặc biệt này góp phần xoa dịu đói khát và những nỗi đau của muôn người, của chính những sinh linh. Đây cũng là phúc phần của chính mình, một liệu pháp tâm linh tâm lý tuyệt vời của người xưa muốn giáo dục chúng ta.
Trong cuộc sống có nhiều ý kiến, nhận thức khác nhau, những chia sẻ trên đây là một kênh tham khảo và chúng ta cũng vẫn cần đi tìm những sự thật sâu hơn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về tục lệ rải kim, gạo muối và rải tiền trong đám cưới. Tôi cũng tin trong tim bạn đã có giải pháp rồi, việc còn lại là đi sâu vào để lấy ra dùng mà thôi.
Xem thêm
Những yếu tố tâm linh
Cưới chạy tang thế nào cho phải phép?
Theo MASK
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Mách mẹo xem mệnh vợ chồng để kết hôn thì gia đình đại cát đại lợi
- Có điềm báo gì khi tôi thường xuyên mơ thấy người cha đã mất?
- 10 bài thuốc nam đơn giản cứu nhiều người bị suy thận bạn nên làm theo
- Cách xem tướng lưỡi nhận biết tính cách và vận mệnh của một người
- Sâm nghệ mật ong mamachue review có tốt không? uống như thế nào?