Người đàn bà chuyên cúng chuộc vía và cách hóa giải vía độc

Trẻ chảy máu rốn, mèo mẹ cắn chết con khi gặp “vía siêu độc”

Bà Nguyễn Thị Nhường (75 tuổi, ngụ xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng bởi nắm trong tay “bí kíp” cúng “chuộc vía” và “gọi vía”. Bà đã làm lễ cho hàng nghìn trường hợp, từ trẻ sơ sinh “trúng vía” độc đến những người không may chết bất đắc kỳ tử…
Bà Nhường cho biết, người xưa quan niệm con người sinh ra có thể xác thì có hồn vía, đàn ông ba hồn bảy vía, đàn bà ba hồn chín vía. Đã có rất nhiều người hỏi bà rằng, tại sao lại có sự chênh lệch vía giữa đàn ông và đàn bà?
Trẻ con quấy khóc khi gặp phải người “vía độc”
Bà Nhường trả lời rằng: “Tôi đọc được trong một cuốn sách có viết rằng, đàn ông và đàn bà đều có chín cửa (cửu khiếu) để giao hòa với vũ trụ. Khi con người ta còn sống, cả chín khiếu đều đóng hay mở tùy vào từng thời điểm hòa hợp với vũ trụ. Tuy nhiên, khi chết đi thì cả chín khiếu phải đóng lại để hồn có thể thoát ra từ đỉnh đầu lên trời. Tức là giúp cho hồn không bị siêu tán để sau này có thể đầu thai trở lại làm người.
Đàn ông được coi là dương, có tính chất thăng (lên cao) nhiều hơn nên phần hồn có lẽ tập trung ở phía trên nhiều hơn so với đàn bà là âm có tính chất giáng (trầm lắng) nhiều hơn. Do vậy, theo quan niệm của người xưa, khi người ta chết, đối với nam chỉ cần đóng bảy khiếu trên để hồn có thể bốc lên. Bảy khiếu của đàn ông đều ở phần trên của cơ thể nên còn gọi là thất khiếu dương, còn đối với nữ phải là cả chín khiếu, trong đó có hai khiếu ở phần dưới cơ thể (khiếu âm)”.
hiện tượng linh hồn thoát xác
Một phần tư thế kỷ chuyên đi cúng lễ “chuộc vía” cho những đứa trẻ, bà Nhường đã gặp không ít trường hợp trẻ “dính vía độc” rất ly kỳ. Trường hợp lạ nhất phải kể đến ở xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội cách đây 2 năm.
Vào tháng 5/2012, khi vợ anh N.V.T ở thôn Muôn (xã Tuyết Nghĩa) vừa làm lễ đầy tháng cho con xong thì bỗng nhiên ở đâu xuất hiện một người ăn mày, quần áo lôi thôi lếch thếch đến xin gạo, tiền.
Thấy người đàn bà này đáng thương, anh T. vào buồng, nơi chị L. (vợ anh T.) và đứa con nhỏ đang ngủ để lấy tiền. Tưởng gia chủ không cho tiền, bỏ vào nhà, người ăn mày này bám theo anh T. vào tận cửa buồng. Sau khi xin tiền xong, người đàn bà này còn đi qua gian bếp, nơi con mèo nhà anh anh T. vừa đẻ được bốn chú mèo con.
Sự việc chỉ có vậy nhưng sau đó những điều không may bỗng dồn dập kéo đến với gia đình anh T. Nửa đêm, đứa con nhỏ của anh T. không chịu bú, khóc ngặt nghẽo mà không rõ nguyên nhân. Sợ cháu bé bị đau, khó chịu ở bên trong, vợ chồng anh T. vội gọi taxi đưa con đến bệnh viện khám.
Nhưng khám đi khám lại, các bác sĩ vẫn không thể tìm ra bệnh. Họ đành phải giữ mẹ con chị L. ở viện để theo dõi. Dù bố mẹ dỗ dành thế nào, đứa trẻ vẫn không thôi khóc, thậm chí khóc đến mềm người, tím tái mặt mày. Lúc thay quần áo cho con, chị L. gần như ngất xỉu khi phát hiện rốn đứa con nhỏ tự nhiên bị chảy máu dù không có va chạm gì với bên ngoài. Các bác sĩ chụp X-quang, thăm khám cũng đành lắc đầu, không hiểu nguyên nhân.
Bà Nhường kể: “Khi anh T. về nhà lấy cháo mang lên viện cho vợ thì “ngã ngửa” bởi nghe tin con mèo mẹ hàng ngày vốn hiền lành là vậy bỗng nhiên cắn cổ chết hết mèo con. Ông K. (bố đẻ anh T.) nói rằng, nửa đêm ông đang ngủ bỗng tỉnh giấc vì tiếng con mèo mẹ gầm rú như một con hổ đói. Tưởng chó nhà hàng xóm sang hại mèo con, ông chạy xuống bếp thì thấy bốn con mèo nhỏ đang nằm bất động trên sàn.
Con mèo mẹ thì cong người, nhe răng đi quanh đàn con đã chết. Trên cổ lũ mèo con là những vết răng còn rớm máu. Thấy người, con mèo mẹ hốt hoảng nhảy qua cửa sổ, rồi chạy đi mất. Ông đoán ngay được đã có người “vía siêu độc” đến nhà mình và cháu nội đi viện cũng do cái luồng “vía dữ” ấy. Sau đó ông thông báo để vợ chồng con trai đưa cháu về nhà để “cúng vía”.
Ông K. nhờ bà Nhường sang “cúng vía” rồi chạy nhanh qua chợ mua con gà trống về sửa soạn mâm lễ. Theo bà Nhường, có hai cách soạn lễ “cúng vía”. Thứ nhất là cúng lễ mặn, lễ cúng gồm có xôi, thịt gà, trầu cau và hương. Còn đối với cách cúng chay thì chỉ cần bánh kẹo, hoa quả là được.
Mâm lễ thường được đặt dưới sàn nhà ở gian giữa. Bà Nhường sẽ ngồi hướng về mâm lễ cúng, đọc “thần chú”, còn chị L. bế đứa trẻ ngồi bên cạnh. Sau khi cúng, bà Nhường đốt tờ giấy rồi khua khoắng khắp nhà để “đốt vía”. Lễ cúng vía diễn ra trong khoảng gần 1 tiếng đồng hồ.
Bà Nhường tâm sự: “Tôi làm lễ cúng xong thì đứa trẻ ngớt khóc rồi ngủ ngon lành. Đến tối, ông K. mang lễ sang cảm ơn, báo tin đứa nhỏ đã chịu bú và con mèo mẹ cũng đã trở về nhà. 25 năm đi “cúng vía” cho dân làng, tôi chưa bao giờ cầm một đồng tiền của họ. Tôi chỉ làm phúc, “cúng vía” cho họ hàng, chòm xóm thôi.
Nhiều người ở xã, huyện khác sang nhờ nhưng rất ít khi tôi đi. Bởi tôi không coi đây là một nghề để kiếm tiền. Hơn nữa, nếu gặp phải người “vía” quá độc, “sức” tôi không hóa giải được, tôi sợ người ta lại nói mình lừa đảo”.
Một phần tư thế kỷ đi cúng “vía độc”, bà Nhường đã gặp nhiều trường hợp ly kỳ (Ảnh minh họa)

“Gọi vía” cho người chết trước khi nhập quan

https://www.youtube.com/watch?v=C2vg89ndiRs
Không chỉ cúng “chuộc vía” cho trẻ sơ sinh, bà Nhường còn được người dân nhớ đến khi trong nhà có người chết đường, chết chợ do tai nạn. Một số gia đình có người chết, trước khi nhập quan cũng đến nhà bà Nhường nhờ dạy cách “gọi vía”. Bà Nhường bảo người ta muốn “gọi vía” cho người chết trước khi nhập quan vì sợ rằng người đó chưa chết hẳn. Việc chôn sống được xem là tối kỵ, có tội, sẽ đem đến tai họa cho cả dòng họ.
Lễ “gọi vía” thường rất đơn giản. Bà cho người nhà lấy chiếc áo mà người chết thường hay mặc, trèo lên mái nhà. Thang phải bắc từ phía trước ngôi nhà và vừa lên vừa gọi: “Ba hồn bảy vía/chín vía anh, chị… ở đâu, về với con”. Họ hú, gọi như thế ba lần rồi bắc thang xuống từ đằng sau ngôi nhà và cầm chiếc áo ấy phủ lên thi thể người chết. Điều đó có ý cầu cho người ấy sống lại.
Còn “sở dĩ người ta thường “gọi vía” người chết bất đắc kỳ tử như tai nạn ô tô, tai nạn lao động, đắm thuyền… vì cho rằng trong lúc gặp sự cố đột ngột, có người vì quá sợ hãi mà mất vía. Người xưa thường nói khi gặp hổ dữ, ma tà thì sợ đến kinh hồn bạt vía. Chính vì thế, việc cầm áo lên hú, gọi là để cho cái phần vía bị mất kia quay trở về với thân xác. Biết đâu khi đủ vía quay về, người bị đột tử sẽ có thể “sống lại”.
Mong https://tamsugiadinh.vn/ đã cấp cung những thông tin bổ ích để các bạn đọc biết thêm những sự” tâm linh thần bí”
Thanh Hương

Rate this post
Xem thêm:   Lý giải nguyên nhân vì sao loài cá sủ vàng có giá tiền tỷ tại Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *