Lương y lý giải tại sao khi mang bệnh ung thư lại kiêng đi đám ma

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó. Đã có nhiều người mang bệnh ung thư đi đám ma và ngay lập tức bệnh bùng phát dữ dội.

Bệnh ung thư kiêng đám ma

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình

ở Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho biết, việc người ốm cụ thể là bị ưng thư kiêng đi đám ma vì bị tác động của một lực vô hình nào đó làm bệnh nặng hơn là có thật và mọi người cần có cái nhìn thấu đáo hơn.
Lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh “Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, cũng nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng. Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh.
“Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái “lạnh” ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh” – lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế.
Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng – vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với “kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông” hay còn gọi “kỳ án huyệt trai trinh” cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.

Xem thêm:   Mặc dù chúng tối đã ly hôn tôi vẫn muốn làm người tình của chồng cũ
Lương y lý giải tại sao mang bệnh ung thư lại kiêng đi đám ma
Lương y lý giải tại sao mang bệnh ung thư lại kiêng đi đám ma

Lương y Phạm Thị Hồng

“Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang “lạnh” mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang “dương khí” kém, phần “âm khí” lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh. Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến “bệnh ung thư nên kiêng đám ma”. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong đông y chưa thống nhất được quan điểm” – lương y Hồng cho hay.
Một vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được “lĩnh hội” từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này. Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có.
“Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non.Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này.Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc” – vị bác sỹ này chia sẻ.
Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang (dân gian gọi là trừ tà). Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cá nhân bác sĩ cũng từng được chứng kiến nhiều trường hợp đi đám ma về bệnh bùng phát rất nhanh. Ví dụ bệnh nhân bị chó dại cắn chỉ cần gặp đám ma là lên cơn rất nhanh. Người bị ung thư thì khối u phát triển mạnh, vết thương trên người sưng tấy, ốm, cảm… Những trường hợp này dân gian gọi là mắc hơi người chết.
Dân gian xưa nay vẫn giải thích là do hơi lạnh của người mới chết. Nhưng lạnh thế nào thì rất mơ hồ. Có thể cái lạnh này là do từng người cảm nhận được (lạnh người, rợn người) chứ không phải cái lạnh nhiệt độ thông thường. Vì cái hơi đó không thể lạnh bằng trong phòng điều hòa được.

Xem thêm:   Xem tướng thông qua ngoạ tầm và những điều tốt xấu đến từ lông mày

Tại sao người bị ung thư lại kiêng đám ma

Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó
Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó

Nhiều người còn cố lý giải “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mạn tính… nên tránh đến đám tang. Thế nhưng lý giải này cũng khó thuyết phục vì vi khuẩn cứ cho là rất nhiều từ người chết cũng không thể tác động mạnh vào tận khối u của bệnh nhân ngay được.
Tôi từng nghe một người thân trong gia đình kể câu chuyện thú vị như sau. Người này bị mụn cơm đầy 2 cánh tay. Ông đã chữa mẹo dân gian bằng cách chà 2 cánh tay đầy mụn cơm đó lên thi thể một người bạn gặp nạn do sập hầm. Thật lạ lùng là ngay mấy hôm sau, những mụn cơm đó khô lại thành vẩy và bong ra hết.
Điều này rất khó lý giải bằng khoa học. Có thể ở người mới chết toát ra một thứ năng lượng nào đó mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có. Thứ năng lượng này khá độc và tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng không được tốt (yếu bóng vía). Ta biết vậy và cứ kiêng, tránh cho lành.
Nếu bất cứ điều gì cũng phải cần khoa học giải thích thì quá khó. Xét ra, khoa học chỉ có tuổi là một đứa trẻ so với hàng nghìn năm đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Thế nên cũng đừng vội phủ nhận mọi thứ khi “không có cơ sở khoa học”. Bắt khoa học giải thích hết mọi chuyện trên đời là không thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *