Ly dị khi vợ đang đi tù có được hay không? Tôi mong được tư vấn

(Tamsugiadinh.vn) – Từ trước ngày cô ấy đi tù, tình cảm của tôi và vợ vốn không còn nhiều. Việc tiếp tục sống chung chủ yếu là để con có mẹ như bao đứa trẻ khác, chứ tôi không còn yêu cô ấy nữa. Vậy tôi có được ly dị khi vợ đang đi tù không?

Phạm nhiều tội phải đi tù bao nhiêu năm?

Tôi muốn ly dị vợ bởi vì đam mê đánh bài không bỏ

Vợ tôi hiện bị đi tù vì tội tổ chức đánh bạc. Việc đánh bạc này tôi có biết nhưng dù khuyên can nhiều lần cô ấy vẫn không từ bỏ, thậm chí còn tham gia nhiều hơn. 

Trước đây, tôi dọa bỏ, vợ vẫn tiếp tục lao vào con đường tội lỗi, bỏ bê chồng con cho đến khi bị bắt. Làm nghề buôn bán tự do, lại sẵn tiền nên cô ấy không dễ gì từ bỏ máu đỏ đen này. 

Chuyện vợ tôi đi tù làm bố mẹ tôi rất sốc. Ngày trước, bố mẹ tôi đã từng phản đối mối quan hệ giữa tôi và vợ. Bố tôi là đảng viên nghỉ hưu nên chuyện này ảnh hưởng đến ông rất nhiều. Vợ chồng tôi có một cháu gái 4 tuổi. 
 
Do tôi sống cùng bố mẹ nên việc chăm sóc cháu hiện tại cũng chưa có khó khăn gì. Mẹ tôi rất thương cháu mặc dù không thích vợ tôi. 
 
Nếu không phải đi công tác thì tôi vẫn có thời gian cho cháu ăn khi đi làm về và ru ngủ mỗi tối cũng như đi chơi ngày chủ nhật.  
 
Từ trước ngày cô ấy đi tù, tình cảm của tôi và vợ vốn không còn nhiều. Việc tiếp tục sống chung chủ yếu là để con có mẹ như bao đứa trẻ khác, chứ tôi không còn yêu cô ấy nữa. 
 
Thời gian này, bố mẹ tôi liên tục thúc ép tôi ly dị vợ. Vậy tôi có được phép ly dị vợ khi cô ấy đang thụ án không, việc phân chia tài sản và nuôi con được quy định như thế nào thưa luật sư?
Ngọc Lâm (Vũng Tàu)

Chào bạn, đầu tiên tôi xin chia sẻ với bạn về hoàn cảnh hiện tại. Để giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
…3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Như vậy, việc ly hôn có thể do hai vợ chồng bạn thỏa thuận đồng ý hoặc một trong hai bạn yêu cầu tòa án giải quyết, trừ trường hợp người vợ có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hiện nay, khi vợ bạn đang chấp hành án phạt tù, hai bạn vẫn có thể thỏa thuận yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Nếu cô ấy không đồng ý thì bạn cũng hoàn toàn có thể đơn phương yêu cầu ly hôn do không thuộc Khoản 3 Điều 51.
Về vấn đề phân chia tài sản, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên.
Pháp Luật Plus - Có được hưởng thừa kế khi đã chia tài sản chung vợ chồng?
Việc phân chia tài sản và nuôi con được quy định như thế nào? (ảnh minh họa)
Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì tòa án áp dụng các quy định pháp luật để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh, công sức đóng góp của mỗi bên cũng như lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng.
Nếu hai bạn thuận tình ly hôn thì có thể tự lập văn bản thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung và văn bản này có xác nhận của phòng công chứng.
Thực tế cho thấy, những trường hợp mà vợ hoặc chồng đang thực hiện hình phạt tù thì việc chứng thực văn bản thỏa thuận chia tài sản hoặc thỏa thuận ly hôn tương đối phức tạp.
Bạn có thể trực tiếp đến trại giam nơi vợ ban đang thụ án để thực hiện các thủ tục về ly hôn hoặc tài sản nếu hai bên đồng thuận. Nếu không thể thỏa thuận được thì bạn có thể đơn phương nộp đơn tới tòa án có thẩm quyền yêu cầu ly hôn và tòa án sẽ quyết định những yêu cầu của bạn.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể:
“1. Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên […].
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét theo nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi […]”.

Nếu hai bạn thuận tình ly hôn thì có thể tự lập văn bản thỏa thuận về vến đề chia tài sản chung (ảnh minh họa)

Nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được về việc ai là người trực tiếp nuôi con thì từ những quy định trên cũng như xét hoàn cảnh hiện tại của gia đình bạn, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa xem xét cho việc được trực tiếp nuôi con vì con bạn đã trên 36 tháng tuổi.
Đồng thời mẹ cháu đang chấp hành hình phạt tù còn bạn có công việc ổn định cũng như có sự giúp đỡ của bố mẹ nên sẽ đảm bảo môi trường tốt hơn cho con bạn.
Khi đó, vợ bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con mà không bị cản trở (Điều 82, 83 Luật hôn nhân và Gia đình).
Việc bạn muốn li dị khi vợ đang đi tù thì bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận hoặc đơn phương yêu cầu tòa án ly hôn trong khi người vợ đang thụ lý án tại trại giam. Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo để giải quyết câu chuyện của gia đình mình.
Tuy nhiên, thiết nghĩ nếu thời gian thụ án của vợ bạn không còn quá lâu, bạn có thể chờ cô ấy ra tù để tiến hành các thủ tục ly hôn cho thuận lợi. Bạn có thể nói với bố mẹ để ông bà thông cảm cho hoàn cảnh hiện tại của vợ mình.
Xem thêm:   Lý giải việc tại sao trẻ con thường hay nhạy cảm với người nặng vía

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *