Tư vấn sinh sản về việc phụ nữ sinh mổ có bị giảm tuổi thọ không?

Kính gửi bác sĩ và bạn đọc!
Em lấy chồng muộn, lại sinh mổ con đầu lòng ở tuổi 31 nên có nhiều băn khoăn lo lắng. Hiện em đang mang thai được 8 tháng, sức khỏe mẹ và con đều ổn định, đi khám bác sĩ khuyên nên để sinh tự nhiên.
Nhưng nhà chồng em làm kinh doanh nên khá mê tín, mẹ chồng em đã nhiều lần đi hỏi thầy để chọn ngày sinh phú quý giúp gia đình làm ăn phát tài và vận mệnh cháu đích tôn sau này cũng sáng láng. Đây là đứa cháu nội đầu tiên của bà nên bà muốn em sinh mổ để tránh mọi rủi ro tới em bé trong quá trình chuyển dạ.

Sinh mổ có làm giảm tuổi thọ?
Sinh mổ có làm giảm tuổi thọ?

Do mới sinh con đầu lòng nên tôi rất lo lắng
Do mới sinh con đầu lòng nên em khá băn khoăn và sợ. Em lo lắng vì mình hơi lớn tuổi, sợ thời gian chuyển dạ sẽ đau lâu nên cũng muốn sinh mổ cho an toàn. Nhưng em nghe nói đẻ mổ, mẹ sẽ giảm tuổi thọ vài năm, trẻ sinh ra cũng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn, như vậy có đúng không bác sĩ? Sau khi sinh nên làm gì để trẻ sinh mổ khỏe mạnh, cứng cáp? Chế độ ăn uống cho mẹ sau khi sinh mổ? Sinh mổ có giảm tuổi thọ không?
Bài viết liên quan:

Mong bác sĩ và bạn đọc có kinh nghiệm chia sẻ giúp em.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung:
Chào bạn!
Để trả lời sinh mổ có giảm tuổi thọ không thì mời bạn theo dõi vài thông tin dưới đây. Ngày nay, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp sinh mổ để chào đón thành viên mới chào đời. Có rất nhiều lý do dẫn đến lựa chọn sinh mổ: sợ các cơn đau đẻ, cho rằng sinh mổ sẽ an toàn hơn, vì lý do thẩm mỹ của “vùng kín”, chọn ngày giờ đẹp, người nhà có thể chủ động tránh được sự chờ đợi căng thẳng…
Nói sinh mổ có hại cho cả mẹ và con là quan điểm của các thầy thuốc ngày xưa. Lúc đó không có kháng sinh bảo vệ, kỹ thuật gây tê chưa giỏi, kỹ thuật mổ chưa giỏi thì người ta thường khuyến cáo không nên sinh mổ vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nhưng theo trào lưu thế giới hiện nay, sinh mổ và sinh thường đều có những ưu và khuyết điểm mà cả bác sĩ và bà mẹ mang thai phải cân nhắc. Trong sản khoa, cũng không có một thống kê nào nói rằng mẹ sinh mổ sẽ giảm tuổi thọ. Đó là những khuyến cáo không đúng. Thống kê đó là dựa trên gây mê, những người bị gây mê nhiều có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ trong khi hầu hết sinh mổ hiện ngay là gây tê màng cứng, tủy sống.

Xem thêm:   Cặp đôi Kỷ Tỵ và Nhâm Thân có hợp nhau không? Hay sẽ gặp rào cản “tứ hành xung”?

Sau đây là những mặt lợi và hại của sinh mổ để gia đình bạn Phượng cân nhắc lựa chọn

Sinh mổ có mặt lợi là phụ nữ không phải chịu những cơn đau đẻ, chấm dứt thai kỳ một cách nhanh chóng, ít gặp nguy cơ suy thai. Nhưng sinh mổ lại tốn chi phí gấp 4 – 5 lần sinh thường, sản phụ đau nhiều sau khi sinh, dễ bị bế sản dịch gây viêm nội mạc tử cung và tiềm ẩn nhiều rủi ro trước, trong và sau khi mổ như: nguy cơ nứt sẹo mổ khi mang thai lần kế tiếp, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, nguy cơ biến chứng của gây tê tủy sống và nếu không kiểm tra cẩn thận phản ứng của sản phụ hoặc không theo dõi chu đáo có thể dẫn đến sốc thuốc khi gây tê, hoặc nếu khi mổ bác sĩ vô tình chạm phải động mạch trong cơ thể sản phụ có thể gây ra tình trạng mất máu nhiều, đe dọa tính mạng của người mẹ.
Về sức khỏe của trẻ sinh mổ, do phải uống một lượng lớn kháng sinh để chống nhiễm trùng nên mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và phải sau 4 – 6 giờ cách ly mới được cho bé bú, trong khi sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kháng thể trẻ giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch.
Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sinh mổ chậm hoàn thiện hệ miễn dịch so với trẻ sinh thường. Bên cạnh đó, do có “sự can thiệp” khi mẹ chưa chuyển dạ nên trẻ sinh mổ thường bị khò khè, dễ bị suy hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Trẻ cũng có thể có thể bị chạm thương khi phẫu thuật, hít phải nước ổi…

Xem thêm:   Cắm hoa, cắm hương và sắp đồ lễ theo số lẻ mang yếu tố tâm linh gì?

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu thuật, người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe

Còn sinh thường, bà mẹ sẽ mất nhiều sức trong giai đoạn trước sinh và chuyển dạ nhưng sau sinh lại phục hồi nhanh hơn, mẹ không đau nhiều, thời gian nằm viện hậu sản ngắn, chi phí thấp, sữa về nhanh, lượng tiết sữa nhiều vì không phải dùng thuốc kháng sinh nên chăm sóc trẻ tốt và cho con bú sớm hơn.
Sinh thường cũng làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, sản dịch thoát tốt và có lợi cho việc hồi phục tử cung nên ít bị viêm nội mạc tử cung. Sản phụ cũng không bị dị ứng gây tê, gây mê và các nguy cơ từ phẫu thuật, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương các cơ quan trong bụng.
Tuy nhiên nhược điểm của sinh thường là nguy cơ suy thai, nhất là trong những trường hợp trẻ có dây rốn quấn cổ hoặc dây rốn thắt nút, dây rốn sa bên. Mẹ cũng có nguy cơ băng huyết sau sinh do chuyển dạ kéo dài, vì thế đòi hỏi người nhà và bác sĩ phải theo dõi thật sát tiến trình chuyển dạ sinh.
Đối với trẻ sinh thường, do được chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) nên được nuốt các vi khuẩn có lợi tại đây. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch. Sức đề kháng và hô hấp của trẻ cũng tốt hơn do quá trình chuyển dạ nằm trong bụng mẹ, trẻ phải chịu lực co ép của tử cung thúc đẩy nang phổi mở rộng.
Khi trẻ cất tiếng khóc, các dịch trong phổi bị đẩy ra ngoài, phổi sẽ nở ra và hoạt động tốt hơn. Nước ối và chất nhầy trong khoang mũi và khoang miệng của trẻ cũng được tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh.
Chính vì đẻ mổ tiềm ẩn những tai biến, rủi ro không thể lường trước trong quá trình mổ nên các bác sĩ thấy người mẹ có thể đẻ thường thì khuyên nên đẻ thường để không phải chịu một cuộc phiêu lưu. Vì vậy, nếu sức khỏe của bạn Phượng và thai nhi ổn định thì tốt nhất bạn nên để sinh tự nhiên.
Vì phương pháp sinh thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ hơn. Nhưng nhìn chung, dù là trường hợp của bạn là sinh mổ hay sinh thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng rất tự nhiên mà nhiều phụ nữ đã làm được, bạn cần chuẩn bị thật tốt tâm lý cho quá trình sinh đẻ của mình.
Sau khi sinh mổ, để trẻ cứng cáp và khỏe mạnh, bạn Phượng nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, đây là nguồn dinh dưỡng quí giá nhất cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, phải tuân thủ lịch tiêm phòng của bác sĩ để bảo vệ trẻ một cách khoa học. Sinh mổ có giảm tuổi thọ không thì thưa rằng người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Theo Báo Người Giữ Lửa

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *