Thịt trâu Ấn Độ đội lốt thịt bò lừa người tiêu dùng Việt Nam

Những bát phở thịt trâu

Những bát phở bò thơm ngon, nghi ngút khói nhưng thực ra lại là thịt trâu
Những bát phở bò thơm ngon, nghi ngút khói nhưng thực ra lại là thịt trâu

Để mục sở thị cách chế biến thịt trâu Ấn Độ đông lạnh thành thịt bò tươi ngon. PV đã vào vai một người đi tìm mối cho quán phở sắp mở.

Tại quán phở, cơm rang của anh Nguyễn Văn N. (Từ Liêm, Hà Nội), một thực khách đảo mấy miếng thịt trong bát phở thơm nghi ngút. Rồi gọi chủ quán để thắc mắc. Tại sao thịt bò lại không ngọt, không thơm như bình thường, ăn lại mềm chứ không hề dai? Anh N. liền giải thích, do cửa hàng anh để thịt bò trong tủ lạnh nên thịt mới thế. Dường như cách giải thích không thuyết phục được vị khách nọ. Người này ăn chưa hết nửa bát thì bỏ.

Thực hư ra sao về phở thịt trâu

Ngồi trò chuyện để “học nghề”, anh N. chỉ giáo: “Bát phở làm vội, đáng nhẽ phải cho nhiều thịt bò, ít thịt trâu đi. Đây lại cho toàn thịt trâu, người sành ăn là biết ngay. Làm phở muốn có thu nhập, lời lãi phải biết cách trộn, xào xáo các loại thịt với nhau thì mới không thiệt”. Đó là một trong những thủ thuật sử dụng thịt trâu giả thịt bò lừa người tiêu dùng.

Bài viết liên quan:

"Cận

Từ đầu mối này, chúng tôi biết được một nguồn phân phối “thịt bò” giá rẻ. Liên lạc qua điện thoại, chúng tôi được một người phụ nữ giới thiệu rất tỉ mỉ. Chi tiết về những loại thịt mà công ty chị ta nhập về. Khi được hỏi có loại thịt nào giá rẻ mà có thể “thay” cho những loại thịt đắt tiền không. Chị ta trả lời là “thịt bò Ấn Độ”.

Xem thêm:   6 thứ thay thế bao cao su bọc cậu nhỏ đến chết không nên sử dụng

Chị ta nói: “Đấy vốn là thịt trâu đông lạnh Ấn Độ. Gọi là thịt bò Ấn Độ. Loại thịt này được rất nhiều quán cơm, phở mua về để chế biến. Thế nên bọn chị cũng gọi luôn là thịt bò Ấn Độ”.

Điều tra nguồn gốc của thịt trâu Ấn Độ

Sau khi hẹn gặp, chúng tôi đến một địa chỉ ở Đông Anh (Hà Nội). Gặp người phụ nữ trong điện thoại. Người phụ nữ này tên H. Nhà chị H. cũng là địa chỉ của Công ty TNHH Phân phối thực phẩm sạch Việt Nam. Đó là nơi cung cấp rất nhiều sản phẩm thịt bò, thịt trâu, thịt gà… nhập khẩu từ các nước Mỹ, Brazil, Ấn Độ phục vụ thị trường Việt Nam.

Chị H. cho biết: “Nếu muốn mở quán phở, nhất là cho sinh viên, tốt nhất nhập thịt trâu Ấn Độ. Thịt thăn này có thể trộn lẫn với thịt bò, số lượng nhiều hay ít tùy theo khu vực. Em có thể làm nhúng tái, phi lê. Em nên dùng thịt này để làm cơm rang, phở xào thì sẽ nhanh hết hàng”. Chị H. còn cho hay một số nhà hàng chuyên phục vụ khách người nước ngoài cũng nhập thịt này về để đánh lừa thực khách.

So sánh giữa thịt trâu Ấn Độ và thịt bò Việt Nam

Thịt trâu Ấn Độ, loại thịt thăn được bán với giá 145.000 nghìn đồng/1kg. Còn thịt bò thăn ngoài thị trường với giá 220.000 – 240.000 nghìn đồng/1kg. Như vậy, giá thịt trâu rẻ gần bằng một nửa thịt bò. Các loại thịt trâu Ấn Độ đông lạnh khác như thịt nạm, thăn nội phile, nạc đùi, nạc mông có giá dao động từ 90.000 – 130.000 nghìn đồng/1kg, rẻ hơn rất nhiều so với thịt bò tươi.

Chị H. đang giải thích cho khách về những loại thịt của mình
Chị H. đang giải thích cho khách về những loại thịt của mình

Một thùng thịt trâu Ấn Độ đông lạnh khoảng 18kg, gồm 10 miếng thịt, có hạn sử dụng trong vòng 24 tháng. Trước khi chế biến, loại thịt này phải để ra ngoài điều kiện thời tiết tự nhiên trong vòng 2 đến 3 tiếng, trong nước nóng 1 đến 1,5 tiếng để rã đông.

Thấy chúng tôi còn ngần ngại, chị H. tư vấn rất nhiệt tình: “Em yên tâm, thịt trâu này rã đông sẽ có màu hơi sẫm, nhưng mùi khá giống mùi thịt bò. Thịt mềm hoàn toàn không hề khác so với thịt bò. Nếu em muốn người ăn không phát hiện, em phải hầm xương ống bò, thì bát phở đầy mùi bò, ai phát hiện được”.

Xem thêm:   Người đàn bà chuyên cúng chuộc vía và cách hóa giải vía độc

Người tiêu dùng bỏ tiền thật ăn đồ giả

Nhiều loại thịt trâu Ấn Độ đông lạnh được bày bán khá nhiều trên thị trường
Nhiều loại thịt trâu Ấn Độ đông lạnh được bày bán khá nhiều trên thị trường

"<yoastmark

Nguồn hàng thịt trâu trên thị trường không rộng rãi như thịt bò, nên giá thịt trâu tươi cao hơn thịt bò. Nhiều tiểu thương muốn thu siêu lợi nhuận, đã “biến” thịt trâu Ấn Độ đông lạnh thành thịt bò tươi ngon hoặc thịt trâu tươi để bán cho khách hàng.

Những số liệu thu thập được

Năm 2014, hơn 26.000 tấn thịt trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nhập về Việt Nam qua tờ khai hải quan. Song, điều ngạc nhiên là trên thị trường từ cửa hàng đại lý cho tới siêu thị không hề thấy “bóng dáng” của số thịt nhập khẩu này đâu. Khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, thì chỉ thấy có… thịt bò.

Mỗi ngày có 1200 tấn thịt đông lạnh các loại được nhập vào Hà Nội, trong đó bao gồm thịt trâu, thịt gà đông lạnh, tỏi gà… Nhưng điều đáng chú ý, thịt trâu đông lạnh Ấn Độ được nhập khẩu một cách hợp pháp nhưng lại không hề được bày bán công khai ngoài thị trường, có chăng chỉ là rao bán trên mạng. Bí ẩn thuộc về người bán hàng?!

Cơ quan chức năng nói gì?

Câu hỏi đặt ra là, liệu thịt trâu đông lạnh so với thịt bò có thành phần dinh dưỡng như thế nào, tại sao thịt trâu đông lạnh lại “được lòng” người bán hàng ăn đến thế? Tại sao có thể qua mặt người tiêu dùng bằng thịt trâu giả thịt bò?

Ông Nguyễn Đình Đảng (Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội) cho hay: “Hiện nay nước ta đang cho nhập khẩu với số lượng lớn thịt đông lạnh, mà hàng đông lạnh thì thường là hàng rẻ. Nguồn nhập từ Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Úc, Ấn Độ. Thời hạn mỗi loại thịt đông lạnh được bảo quản thường là 24 tháng. Nếu quá thời hạn này, thịt sẽ bị tiêu hủy”.

Xem thêm:   Những bộ phim của Moon Geun Young đánh bóng tên tuổi

Chúng ta đã quá ngây thơ?

Trường hợp thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò, người tiêu dùng rất khó phân biệt để tránh. Bởi hầu hết thịt trâu đông lạnh đều được tiêu thụ bằng cách chế biến. Những món ăn như cơm, phở, bít tết, món xào trước khi mang ra cho thực khách. Mùi vị lại khá giống nhau nên rất khó để phân biệt. Thế nào là thịt bò thật, đâu là giả. Tuy nhiên, những thùng hàng đông lạnh này có được sử dụng đúng thời hạn hay không thì chưa ai kiểm chứng.

Người dân đang bị lừa một cách trắng trợn. Họ bị che mắt bởi một bộ phận tiểu thương tham tiền mà bỏ qua quyền lợi của khách hàng. Việc gian lận thương mại, sử dụng hàng giả (thịt trâu giả thịt bò) đội lốt hàng thật trước tiên là người tiêu dùng bị thiệt thòi. Không những thế, nghề chăn nuôi bò thịt trong nước cũng bị cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả là người nông dân gặp nhiều thiệt hại.

Theo PGS – TS Trần Đáng

Theo PGS TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế, việc người tiêu dùng bị lừa khi ăn thịt trâu đông lạnh với cái tên thịt bò là một điều đáng quan ngại. Nếu để tình trạng gian lận thương mại diễn ra quá lâu, người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào thị trường. Tiêu dùng trong nước, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, để tránh khỏi tình trạng này, khách hàng cũng hết sức thông thái. Cần phân biệt được đâu là thịt trâu đông lạnh được rã đông, đâu là thịt bò tươi. Thịt trâu Ấn Độ thường có màu sẫm, thớ thịt thô và to hơn, mỡ màu trắng, nấu lên ăn mềm hơn thịt bò. Trong khi thịt bò có màu hơi sẫm, mỡ màu vàng, ăn hơi dai.

Đức Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *