Chia sẻ của người phụ nữ cùng lúc mắc 5 căn bệnh nguy hiểm
PV Báo TT&ĐS đã có dịp gặp gỡ bà Trương Thị Minh Thủy (73 tuổi, ngụ phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, An Giang) tại Phòng Chẩn trị Đông y Dân lập (ấp Bình Quý, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Bà Thủy là một trong những bệnh nhân “quen mặt” với phòng khám.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thánh An Giang, bà đã được cha mẹ truyền dạy bao đạo lý, lẽ phải làm người. Gia cảnh nghèo khó, nên ngay từ nhỏ bà đã phải làm phụ giúp kinh tế gia đình. Đến tuổi dựng vợ gả chồng, bà được cha mẹ se duyên cho một người đàn ông thương yêu vợ con và chăm làm lụng.
Gia đình nhỏ của bà càng hạnh phúc hơn khi lần lượt 5 đứa con ra đời. Cuộc sống của gia đình 7 người tuy có khó khăn về kinh tế nhưng trong mái nhà nhỏ ấy luôn ngập tràn tiếng cười. Năm chồng bà khoảng 40 tuổi do cuộc sống khó khăn, cộng với căn bệnh ung thư gan quái ác, ông đã ra đi vĩnh viễn. Từ đây, một mình bà phải bươn chải nuôi nấng 5 đứa con khôn lớn trưởng thành.
Bà Trương Thị Minh Thủy
Bà Thủy nhớ lại khoảng thời gian khổ cực của mình: “Khi cha chúng nó bị bệnh, tôi đã mang hết tài sản đi chạy vạy khắp nơi lo thuốc thang cho ông. Cuối cùng vẫn không thể nào cứu được. Chồng tôi ra đi, để lại một nỗi đau đớn tột cùng và 5 đứa con thơ dại. Tôi quyết định ở vậy nuôi các con. Tôi cố gắng ngậm ngùi cam chịu, tự nhủ với bản thân mình phải cố gắng làm lụng mọi việc để con cái tôi sau này được sung sướng hơn cha mẹ”.
Bà Thủy phải làm quần quật cả ngày mới lo đủ cái ăn cho gia đình. Từ việc bán rau ở chợ đến các công việc ngoài ruộng vườn, bà Thủy đều làm hết miễn sao có được tiền nuôi các con. Sau đó, bà được một người thân giới thiệu vào buôn bán trong căng tin Bệnh viện Đa khoa TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang). Cuộc sống cứ thế trôi qua, dù có nhiều lúc mệt mỏi, bệnh tật nhưng bà vẫn không nghỉ làm ngày nào.
Công việc buôn bán ở căn tin ngày càng tất bật hơn khiến bà Thủy luôn trong tình trạng “quá tải”. Ngày ngày, bà phải thức khuya dậy sớm để chuẩn bị các món điểm tâm sáng, sau đó bà phải đi đứng liên tục bán tạp hóa trong một thời gian dài.
“Sau gần 6 năm bán trong căn tin như vậy, tôi bắt đầu thấy hai khớp gối mình đau nhức triền miên, có khi tê mỏi liên tục, mất cảm giác. Nhưng sợ các con lo lắng và không cho tôi bán nữa, nên tôi chỉ mua dầu về xoa bóp rồi uống thuốc giảm đau. Rồi cơn đau cùng chấm dứt được đôi ba bữa, tôi cứ nghĩ nó hết hẳn ai ngờ đến già rồi nó mới phát tác lại”, bà Thủy nhớ lại.
Vài năm sau, khi các con có kinh tế ổn định và lập gia đình, bà Thủy tưởng chừng đã đến lúc hưởng tuổi già thì sức khỏe của bà càng ngày càng yếu. Ngay cả việc đi lại bằng chính đôi chân của mình với bà cũng là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi lần có việc phải đứng lên ngồi xuống, bà phải nhờ người đỡ hoặc nhờ vào một vật gì đó làm điểm tựa mới có thể đứng được. Không những chân mà cả ở tay, lưng, cổ của bà điều có những triệu chứng nhức mỏi như vậy.
Bà Thủy kể: “Khi ấy mỗi lần hoạt động là trong cơ thể tôi phát ra tiếng động, nghe y như các khớp xương đang đến tuổi “già” bị giòn mục như sắp gãy nên âm thanh cứ ron rõn suốt. Cứ nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già nên tôi chỉ mua thuốc Tây uống. Nhưng tôi uống thuốc Tây chỉ giảm bớt cơn đau đớn. Cái bệnh xương vẫn hành hạ tôi ghê gớm. Ngay cả đến đêm khi đi ngủ, nó khiến tôi ngủ không được, lăn qua lăn lại do đau nhức. Nhiều ngày liền, tôi mất ăn mất ngủ, cơ thể hao gầy, sụt cân trong nhiều ngày”.
Kho thuốc của Phòng Chẩn trị Đông y Dân lập
Trong một lần nhập viện vì trở bệnh nặng, bà Thủy được các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) thông báo bà mắc bệnh đau khớp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp. “Nghe bác sỹ liệt kê một loạt bệnh trong người mình mà tôi thấy ớn lạnh. Các bác sỹ nói cái gan tôi bị hư nặng lắm, bây giờ chỉ cho uống thuốc cầm chừng. Hơn nữa vì giờ tuổi tôi đã cao nên phương pháp điều trị có thể diễn ra khó khăn hơn”, bà Thủy bộc bạch.
Trong suốt 3 năm sau khi được phát hiện bệnh, bà Thủy được các con đưa đi hầu hết các phòng khám tư, bệnh viện lớn nhỏ. Nhưng tất cả các phương pháp điều trị chỉ cầm chừng, uống đâu bớt đó chứ không chữa đứt hẳn bệnh, khi hết thuốc cơn đau lại càng dữ dội hơn. Mang trong mình ngần ấy bệnh nhưng bà luôn được các con động viện sẽ ráng tìm thuốc chữa dứt bệnh.
Sau khoảng thời gian chữa bệnh bằng Tây y, gia đình bà quyết định “chuyển hướng” sang Đông y. Được nhiều người giới thiệu phòng khám miễn phí của thầy Tư Ngoan (Phòng Chẩn trị Đông y Dân lập), bà đã tìm đến đây để khám chữa bệnh. Và điều thần kì đã xảy ra.
Bài thuốc chữa dứt bệnh từ hơn chục loài cây cỏ
Theo lời bà Thủy, sau khi được khám và bốc thuốc miễn phí tại phòng khám, bà về nhà đã làm theo đúng những gì lương y dặn dò. Sau khoảng thời gian kiên trì uống thuốc, tình trạng sức khỏe của bà dần hồi phục. 5 căn bệnh có trong người của bà cũng dần tan biến. Sức khỏe của bà giờ đây hồi phục hơn 80%, đi đứng, ăn ngon, ngủ ngon và sâu giấc bình thường.
Bà Thủy vui mừng chia sẻ: “Uống gần 70 thang thuốc, thì bệnh tôi gần hết rồi. Bây giờ cái khớp chân không còn đau nhức nữa, còn có thể đi lại thỏa mái. Ban đêm thì không còn lăn qua lăn lại vì cơn đau mà giấc ngủ của tôi được chọn vẹn, sâu giấc hơn. Ngoài uống thuốc từ phòng khám, tôi còn nghe lời lương y tập thể dục điều đặn nên giờ khỏe mạnh vô cùng. Tôi uống thuốc hết bệnh nên cũng đưa các con lên đây cho lương y khám, phát thuốc luôn”.
Tư vấn của lương y Thầy Tư Ngoan (Nguyễn Minh Đức)
Lương y Nguyễn Minh Đực ( thầy Tư Ngoan, 64 tuổi, lương y Phòng Chẩn trị Đông y Dân lập), người khám bệnh cho bà Thủy cho biết: “Bà Thủy mắc nhiều căn bệnh cùng một lúc, nên ta phải có phương pháp điều trị rõ ràng, không được bắt mạch chung mà trộn đều thuốc uống cùng một lúc.
Với bệnh trạng này thì chia ra hai loại bệnh, một loại là xương khớp và còn lại là bệnh của các cơ quan nội tạng. Vì các chức năng trong cơ thể đều qua sự điều phối của cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận… nên ta bắt tay chữa bệnh gan trước để chúng phục hồi các chức năng sàng lọc, bài trừ các chất độc tố ra ngoài sau đó mới tấn công qua xương khớp”.
Lương y Nguyễn Minh Đực (thầy Tư Ngoan) với những bằng khen, giấy chứng nhận
Căn bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ của bà Thủy là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên chính có thể ăn uống không đều độ, ít vận động cơ thể. Cũng có thể do bà ăn uống qua loa không chú ý các chất độc hại trên các loại thực phẩm chế biến sẵn, hoa quả từng được phun thuốc bảo quản… Chính vì gan bị hư nặng nên ảnh hưởng liên hoàn tới các bộ phận khác.
Theo lương y Tư Ngoan muốn chữa được căn bệnh này cần nhất là sự phối hợp của bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân phải kiên trì theo bệnh, luôn tuân thủ làm theo lời dặn thầy thuốc. Phương pháp của lương y Tư Ngoan là “vận động, tập thể dục sướng hơn uống thuốc”. Ông luôn khuyên người bệnh nên vận động, luyện tập thường xuyên để giúp các cơ quan trong cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thuốc tốt hơn, nhanh tiêu hóa, tạo tinh thần sảng khoái giúp người bệnh tự tin và sống vui vẻ mỗi ngày.
Về các loại thảo dược thì bao gồm: Dâu, cỏ chỉ, dây nhãn lòng, rễ tranh, mướp gai, tô mọc, đỗ trọng, bồ bồ. Mỗi loại một lượng trộn đều, rửa sạch trước khi sắc. Ngày sắc một thang, đổ nước ngập thuốc, sắc còn 2 phần chén thì uống, chia nhau ra ba buổi sáng, trưa, chiều. Tùy theo bệnh trạng ở giai đoạn nào mà thầy thuốc cân nhắc liều lượng, phương dược và phân định thang thuốc cho bệnh nhân.
Sau khi gan dần hồi phục thì thêm một số thảo dược khác với liều lượng vừa phải để tấn công qua bệnh đau khớp như: rễ tranh, ngó sen, rau bợ, bông trang, vông nem vào trong thuốc. Hàng ngày bà Thủy ngoài dùng thuốc uống định kì còn phải dùng nước nấu từ bã thuốc để uống thay nước.
Mỗi ngày khám bệnh, phát thuốc cho gần 1000 bệnh nhân
Ông Hồ Hoàng Khâm (52 tuổi, ngụ địa phương), người chịu trách nhiệm quản lý phòng khám, cho biết bản thân ông và những người dân tình nguyện làm từ thiện trong phòng khám đều là những người theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Tuy điều kiện kinh tế mọi người không được khá giả, cũng không ai là lương y chính tông am tường, hiểu biết về cây cỏ, thang thuốc nhưng chính những mảnh đời cơ cực khi ốm đau không một thang thuốc đã làm động lực mãnh liệt thúc đẩy ông Khâm cùng mọi người trong phòng khám nhiệt tình làm việc.
Dù mỗi người đều bận rộn với công việc riêng của gia đình, họ vẫn tranh thủ làm việc tại phòng khám, tận tụy vì một lý tưởng chung “làm thuốc cứu người, dùng sức cống hiến cho đời”.
Ông Hồ Hoàng Khâm đang hướng dẫn mọi người phân lượng thuốc
Theo ông Khâm, phòng khám được mở cách đây hơn 22 năm. Ban đầu phòng hoạt động còn nhiều khó khăn do không đủ chi phí mua thuốc Nam và không có nhiều diện tích để hoạt động. Sau đó có một người hảo tâm đã quyên góp mảnh đất rộng hơn 1000 mét vuông làm xưởng chế biến, kho thuốc.
Hiện tại trong kho có hơn 10 tấn thuốc được thu nạp từ nhiều hội chữ thập đỏ, người dân của các tỉnh, huyện, xã lận cận, với hàng chục vị thuốc có nhiều chức năng chữa được nhiều căn bệnh quái ác. Mỗi ngày, phòng khám có trên dưới một ngàn bệnh nhân đến khám chữa bệnh và bốc hơn 2 tấn thuốc với gần 40 ngàn thang.
Thể Huyền
Cỏ mần trầu – Cây thuốc quý của dân gian
Xem thêm
Cách pha mật ong với nước ấm: Tác dụng – thời gian uống
Bác sĩ Đông y hướng dẫn cách dùng kim tiền thảo trong việc điều trị sỏi thận
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Bùa yêu bí ẩn và nỗi lo thuốc kích dục luôn mai phục gái nhà lành
- Mì cay 7 cấp độ Sài Gòn chỗ nào ngon nhất?
- Những công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây xương rồng tai thỏ
- Ninh Dương Lan Ngọc nghẹn ngào tâm sự bị tiền ung thư cổ tử cung
- Phong thủy buôn bán, những điều cần tránh đối với các con buôn