Các loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn cả thuốc ít người biết đến

Thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt hoặc ức chế các vi khuẩn, ngăn không cho chúng sinh sôi. Kháng sinh đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước nhưng thực chất chúng đều có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, tâm sự gia đình sẽ giới thiệu bạn các loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn cả thuốc ít người biết.

Các loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn cả thuốc ít người biết

Gừng

Gừng là kháng sinh tự nhiên được cộng đồng khoa học công nhận

Gừng là một loại kháng sinh tự nhiên được sự công nhận của các cộng đồng khoa học. Theo Nam dược thần hiệu. gừng tươi có tính ấm, vị cay, thông khí, khởi thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí và hồi phục chính khí. Gừng khô có tính ấm, vị cay, chữa được các chứng như hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết,…

Theo một nghiên cứu vào năm 2017, gừng có khả năng trong việc điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn truyền qua thực phẩm gây ra, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và shigella. Do đó, gừng là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, lỵ ra máu, đau bụng toát mồ hôi và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn ngăn chặn được các virus điển hình như RSV.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng gừng còn có tác dụng trong việc điều trị ung thư. Các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển các khối u. Một số bệnh ung thư có thể kể đến ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tuyến tiền liệt. 

Tỏi 

Tỏi là nguyên liệu dễ tìm và rất quen thuộc với người Việt Nam

Tỏi là gia vị đã quá quen thuộc đối với người Việt Nam bởi có rất nhiều món ăn ngon sử dụng tỏi làm nguyên liệu. Tỏi là kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng cả nấm và virus. Trong tỏi chứa hoạt chất allicin, tinh dầu tỏi giàu glycogen và aliien, fitonxit. Do đó công dụng của tỏi là tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn cảm cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Đại học Copenhagen Đan Mạch, tỏi chứa hợp chất ajoene có tác dụng làm yếu các quần thể vi khuẩn và giúp tăng hiệu quả của kháng sinh.

Bên cạnh đó, tỏi có khả năng giải quyết một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp ở bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây nhiễm trùng máu, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), kháng methicillin (MRSA) gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, hay kể cả nhiễm trùng huyết, suy đa tạng.

Nghệ

Nghệ là thành phần xuất hiện trong nhiều thực phẩm chức năng

Nghệ cũng là loại gia vị rất quen thuộc với người Việt Nam. Nguyên liệu này xuất hiện trong bảng thành phần của nhiều loại thực phẩm chức năng. 

Chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét,… là những chất chính có trong nghệ. Ngoài ra, nghệ còn là nguyên liệu quen thuộc với chị em phụ nữ trong việc chăm sóc da mặt. Nó có tác dụng giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá, mụn sưng viêm,…

Trà xanh

kháng sinh tự nhiên
Trong trà xanh chứa nhiều chất oxy hóa

Trà xanh là một kháng sinh tự nhiên chứa nguồn chất oxy hóa dồi dào giúp cải thiện chức năng não, khuyến khích làm tiêu hao chất béo, làm giảm nguy cơ và sự phát triển của các khối u.

Trà xanh còn đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa chủng vi khuẩn đường miệng nhờ một hoạt chất trong trà xanh có tên epigallocatechin gallate hay còn gọi là EGCG.

Mật ong

kháng sinh tự nhiên
Mật ong là kháng sinh tự nhiên được sử dụng từ hàng ngàn năm trước

Từ thời cổ đại, mật ong đã được sử dụng phổ biến như một loại kháng sinh hữu hiệu. Người Ai Cập dùng mật ong như một loại kháng sinh tự nhiên để bảo vệ da nhờ đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn của nó.

Mật ong chứa nhiều enzym giải phóng hydrogen peroxide giúp chống nhiễm trùng. Hàm lượng đường cao trong mật ong cũng ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn. Nhờ có độ pH thấp mà mật ong giúp làm giảm độ ẩm khỏi vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị mất nước và tiêu biến.

Để đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng mật ong trên da hoặc chế biến. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi và cần có chỉ dẫn của bác sĩ nếu muốn dùng.

Hành lá

kháng sinh tự nhiên
Hành lá không chỉ là nguyên liệu thơm ngon trong nấu ăn

Không chỉ là nguyên liệu làm dậy mùi các món ăn, hành lá còn chứa nhiều khoáng chất như Vitamin A, C có công dụng đặc biệt cho đôi mắt, giúp mắt, niêm mạc khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch.

Bên cạnh đó phải kể đến công dụng kháng khuẩn của hành lá. Trong hành lá chứa chất allicin có khả năng diệt khuẩn rất tốt với các bệnh như thương hàn, lỵ, trực khuẩn, vi trùng tả, bệnh bạch cầu. Lưu ý các chất này nhanh mất tác dụng khi ở nhiệt độ cao. Do đó người nấu thường hay cho hành vào sau cùng để không làm mất đi chất allicin giá trị này. Hành lá còn có tác dụng tiêu đờm và ngăn chặn tạo đờm khi ho.

Xem thêm:   Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh cường giáp (basedow) bằng Đông y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *