Suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh nguy hiểm phổ biến của thế kỷ 21

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch, gây ứ đọng máu biến đổi các tổ chức mô xung quanh vùng ứ đọng, từ đó gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, khó chữa. Hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và một số cách điều trị kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch, gây ứ đọng máu biến đổi các tổ chức mô xung quanh vùng ứ đọng, từ đó gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, khó chữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và một số cách điều trị kịp thời.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra Suy giãn tĩnh mạch 

Trước tiên khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra, chúng ta phải hiểu rõ chức năng của tĩnh mạch? Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, đưa máu về tim và đến các cơ quan để lọc chất bẩn, về phổi để đổi lấy oxy. Ngoài chức năng vận hành máu, tĩnh mạch còn điều hòa thân nhiệt, làm mát bề mặt da. Nếu bên trong tĩnh mạch có dung lượng thì nó có hình dạng ống, ngược lại nếu hết dung lượng bên trong thì tĩnh mạch xẹp lại.

Xem thêm:   12 loại sinh tố trái cây này giúp tăng cơ bắp siêu tốt dành cho người tập gym

Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch được cấu tạo bằng collagen và xung quanh có nhiều vòng cơ trơn bao bọc. Tế bào nội mô nằm sâu bên trong của tĩnh mạch. Van tĩnh mạch có hai tác dụng chính là ngăn ngừa máu chảy ngược chiều ngăn máu ứ đọng ở các chi.

Suy giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch là khi các van tĩnh mạch bị hư hại, làm giảm chức năng tuần hoàn máu. Thay vì đưa máu đến tim, thì máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Gây ra tình trạng hở van, gây ra các tình trạng tăng tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch, phù nề, ứ đọng máu,…

Cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ra suy giảm tĩnh mạch

Các nguyên nhân gây suy giảm tĩnh mạch bao gồm:

  • Các yếu tố làm giảm sự tuần hoàn máu về tim: Mang thai, mặc quần áo bó sát, béo phì, ngồi lâu hoặc các tư thế ngồi không phù hợp,…
  • Nghề nghiệp cũng là nguyên nhân gây bệnh. Có những nghề chúng ta phải đứng quá nhiều, ngồi nhiều, ít vận động hoặc vận động mạnh quá sức đều gây Suy giãn tĩnh mạch.
  • Do tuổi tác, càng về già các chức năng bị tổn thương, suy giảm mạnh trong đó có Suy giãn tĩnh mạch.
  • Do các tác nhân như bia, rượu, ăn các đồ cay nóng,…

Biểu hiện của suy giảm tĩnh mạch

Giai đoạn sớm để nhận biết Suy giãn tĩnh mạch, chúng ta có thể nhận biết sau đây:

  •         Đau nhức, mỏi các chi.
  •         Tê chân, châm chích.
  •         Cảm giác nóng, ngứa và đặc biệt hay bị chuột rút.
  •         Bị bầm, tụ máu, hay nổi các mạch màu xanh hoặc đỏ dưới da.
Xem thêm:   Bệnh Whitmore, vi khuẩn ăn thịt người ở việt nam xuất hiện sau bão, lũ

Do không điều trị kịp thời, chủ quan trong việc điều trị nhiều người sẽ “sống chung” với nó   hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn. Và sau đây là một số hiểu hiện khi bệnh chuyển biến năng hơn:

  • Tắc mạch phổi, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
  • Viêm tĩnh mạch.
  • Loét chân.
  • Khi có chấn thương người bệnh dễ bị vỡ các mạch máu gây xuất huyết, bầm tụ máu.
  • Giảm các chức năng hoạt động của các cơ quan như gan, thận, …

Các phương pháp chữa trị bệnh 

Bệnh Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý xã hội, tuổi tác, do chế độ ăn uống và làm việc nên dễ dẫn đến bệnh. 

Tăng cường vận động hỗ trợ giảm chịu chứng của bệnh

Hiện nay căn bệnh này đang gia tăng, phổ biến ở thế kỷ 21. Các nhà khoa học, bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp điều trị hiệu quả, làm tăng khả năng tuần hoàn máu, phục hồi van tĩnh mạch:

  •   Tăng cường vận động.
  •   Ăn uống điều độ, tránh ăn, uống các chất có cồn, gây nóng cho cơ thể.
  •   Bổ xung các chất xơ, vitamin E, C.
  •   Bên cạnh đó uống thuốc điều trị, phẫu thuật, chích xơ.

Trên đây là một số vấn đề cho bạn đọc tham khảo về bệnh Suy giãn tĩnh mạch. Chúng tôi có lời khuyên cho bạn nên đi đến bệnh viện, các cơ sở y tế sớm để điều trị, đưa ra những giải pháp đúng cách. Không nên vì chủ quan, ngại đi bệnh viện để bệnh trở nặng rồi mới đi khám gây ra những biến chứng không đáng có.

Xem thêm:   Thầy lang tài năng là đệ tử của “thần y” Võ Hoàng Yên

 

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *