Ngày càng nhiều người bị các bệnh về dạ dày. Theo một thống kê, độ tuổi người bị bệnh viêm loét dạ dày ngày càng trẻ hóa, từ 20 – 40 tuổi. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày cần tuân thủ một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi niêm mạc dạ dày và phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày. Đối với những người làm công tác điều dưỡng người bệnh hoặc người của người bệnh, việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày là cần thiết. Cụ thể, bạn cần chú ý những điểm sau:
Nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày
Để lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày hợp lý, người chăm sóc cần biết rõ nguyên nhân người bệnh bị bệnh. Đặc biệt, nếu người bị bệnh có nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần, người chăm sóc cần tạo không khí thoải mái và tích cực cho bệnh nhân.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do 3 nguyên nhân chính là mất cân bằng axit HCL, Pepsin và vi khuẩn HP. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng tập trung vào độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Tỉ lệ nữ giới bị viêm dạ dày ít hơn nam.


Do dùng thuốc:
Một số loại thuốc dùng liều cao và dùng lâu dài có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, bao gồm các loại thuốc hoóc-môn như sterol, thuốc chữa bệnh khớp như corticoid, nhóm thuốc chống viêm chứa axit acetylsalicylic như aspirin. Do đó, khi sử dụng những loại thuốc này, không được bỏ qua tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Do vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn sinh sôi trên lớp niêm mạc dạ dày và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo thống kê, 70 – 90% các ca bị viêm dạ dày là do vi khuẩn này lây nhiễm qua đồ đựng thực phẩm, hôn qua đường miệng, bàn chải đánh răng…
Bài viết liên quan:
- Dinh dưỡng của trứng ngỗng và bất ngờ về loại trứng tốt nhất cho bà bầu, trẻ nhỏ
- Phẫu thuật Lasik: 5 tình huống có muốn cũng không được mổ cận thị


Chế độ ăn uống không lành mạnh:
Một chế độ ăn uống không lành mạnh rất dễ dẫn đến tổn thương dạ dày. Khi bạn để dạ dày bị trống quá lâu, axit hydrochloric và các thành phần xúc tác dạ dày có nồng độ cao sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi bạn ăn quá no, dạ dày bị dãn ra quá lớn khiến, thức ăn bị lưu giữ trong dạ dày quá lâu và cơ chế bảo vệ dạ dày bị mất đi. Dạ dày phải làm việc quá sức, dẫn đến lượng axit hydrochloric dư thừa, và dẫn đến viêm loét dạ dày.
Tương tự, khi bạn ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc khác, nhai không kỹ cũng gây áp lực cho dạ dày và dần dần làm tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, uống nhiều nước trong bữa ăn cũng làm loãng dịch vị dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn bị kém đi. Uống nhiều rượu cũng tác động trực tiếp vào niêm mạc dạ dày khiến cho dạ dày bị tổn thương và gây ra nhiều vấn đề cho các cơ quan bài tiết như gan và tụy.
Ngoài các nguyên nhân trên, viêm loét dạ dày cũng có thể xảy ra do di truyền và căng thẳng kéo dài.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Trước khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, bạn cần đặt ra các câu hỏi để nhận đình tình hình sức khỏe của người bệnh, bao gồm các câu hỏi sau:
– Bệnh nhân có uống rượu, bia và hút thuốc không?
– Bệnh nhân có hay ăn đồ cay nóng hoặc cà phê không?
– Bệnh nhân đau dạ dày khi nào?
– Các cơn đau lan ra từ vùng nào?
– Gần đây bệnh nhân có uống thuốc không, loại thuốc đó là gì?
– Gia đình bệnh nhân có ai có tiền sử bệnh đau dạ dày không?
– Gần đây bệnh nhân có gặp áp lực công việc hay tinh thần không?
– Thói quen ăn uống của bệnh nhân như thế nào (bỏ bữa, ăn quá no, các loại đồ ăn yêu thích…)
– Bệnh nhân có hay bị ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng không?
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày tập trung vào 5 điểm sau:
– Hướng dẫn người bệnh chăm sóc sức khỏe.
– Theo dõi diễn biến bệnh.
– Làm theo chỉ định của bác sĩ.
– Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
– Cải thiện chế độ nghỉ ngơi.
a. Chế độ ăn


Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày hiệu quả.
Khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, cần hướng dẫn bệnh nhân ăn các thực phẩm thấm mềm, hút dịch vị như bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, gạo nếp, khoai.
Tránh các loại đồ uống có ga và tính cồn cao như bia, rượu, cà phê, chanh, tương ớt, mẻ, dấm, dưa muối, cà muối…
Tránh xa các loại thực phẩm gây đầy hơi như hành, dưa muối, các loại đậu (đỗ), mướp, rau muống, măng khô, bắp cải…

Kiêng ăn các loại thức ăn chế biến sẵn không tốt cho dạ dày như xúc xích, giăm bông, lạp xưởng
Nhắc bệnh nhân không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 đến 3 tiếng.
Nên ăn các đồ hấp, luộc mềm ít dầu mỡ và chế biến dưới nhiệt độ cao. Dùng các loại thực phẩm nhiều protein có nguồn gốc từ thực vật thay cho mỡ động vật.
Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính, có thể nhịn ăn từ 24 đến 48 tiếng để dạ dày không phải làm việc và tổn thương thêm. Sau đó, nên cho bệnh nhân ăn súp, uống sữa với lượng kcal từ 1200 đến 1300kcal.
Trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày và viêm loét dạ dày, người bệnh cũng cần được bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết như vitamin B12, protein, sắt, vitamin D, vitamin A, kẽm, canxi, magiê…
b. Chế độ nghỉ ngơi
Khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, cần chú trọng đến cả chế độ nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe tinh thần.
Người bị bệnh viêm loét dạ dày cần giữ tinh thần lạc quan, hạn chế vận động mạnh và nghỉ ngơi nhiều.
Nếu bị mất ngủ, người bị đau dạ dày có thể dùng thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ.
Cung cấp cho người bệnh những thông tin về chăm sóc sức khỏe bảo vệ dạ dày.
Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh của bệnh nhân. Nếu người bệnh bị đau dạ dày, có thể dùng nước ấm chườm giúp bệnh nhân giảm đau.
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Cô nàng Canh Ngọ muốn hóa giải đường tình duyên và sự nghiệp lận đận
- Mùng 1 đầu tháng kiêng thịt chó, mắm tôm, kiêng cả chuyện vợ chồng?
- Cùng nhau dự đoán vận số qua 8 cung lòng bàn tay một cách chính xác
- Cách chọn kem chống nắng cho da mụn nàng nhất định phải biết
- Chỉ 1 giây nhìn ra giàu nghèo, quyền lực qua NGÓN CÁI