Phẫu thuật Lasik: 5 tình huống có muốn cũng không được mổ cận thị

Lasik là một phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất và có rất ít biến chứng so với các phương pháp khác. Nhiều người thường có suy nghĩ rằng để bỏ được cặp kính thì cứ đi phẫu thuật Lasik là xong, nhưng trên thực tế không phải cứ cận là phẫu thuật mổ cận thị. Vậy việc người mẹ đang cho con bú có mổ mắt cận được không là 1 trong 5 trường hợp không nên mổ cận Lasik.

1. Mắt có độ cận không ổn định để mổ cận thị

Độ khúc xạ và nhãn cầu hoạt động không ổn định và hay tăng lên theo thời gian ngắn.Nếu ở độ tuổi vị thành niên thị độ khúc xạ có thể điều chình được trong tầm kiểm soát của nhãn cầu. Việc thực hiện phẫu thuật ở thời điểm này, thì dù đã được triệt tiêu hết độ cận thị sau phẫu thuật nhưng vì quá trình cận thị vẫn tiến triển nên hiệu quả của phẫu thuật sẽ không được lâu dài, dẫn đến tình trạng tái cận.

cho con bú có mổ mắt cận được không
Điều kiện để bạn có thể mổ cận Lasik là độ cận phải ở mức ổn định (trong vòng 6 tháng độ cận không thay đổi quá 0.25 – 0.5 đi ốp). Nếu mắt của bạn tăng độ ít thì không sao, nhưng nếu tăng độ nhiều quá thì chỉ e rằng sau khi phẫu thuật khả năng tái cận sẽ rất cao.
Vì thế theo khuyến cáo của bác sĩ, độ tuổi nên tiến hành mổ cận Lasik là từ 18 tuổi trở lên, lúc đó độ khúc xạ mới ổn định. Nếu tiến hành mổ cận Lasik khi mắt chưa “chín muồi” sẽ khiến bạn phải đeo kính vào một ngày không xa.

Xem thêm:   Bật mí các loại cây thuốc nam lợi sữa cho chị em

2. Mắt không khỏe mạnh

Những vấn đề về mắt như mắt khô, viêm kết mạc, chấn thương mắt đều có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật và phục hồi của mắt.Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh lý khác như đục thủy tinh thể, chứng giác mạc hình chóp nón, bệnh tăng nhãn áp thì không nên phẫu thuật Lasik.

cho con bú có mổ mắt cận được không

3. Bạn cận quá nặng

Nếu bạn bị cận thị trên 15-16 đi ốp thì không nên mổ Lasik vì hầu hết các trường hợp này sau khi mổ khả năng tái cận rất cao trong thời gian ngắn (chỉ khoảng 6 tháng).
Hơn thế nữa, khi đã tái cận thì không thể phẫu thuật được nữa do lớp nhu mô đã quá mỏng. Vì thế với những trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn là thay thủy tinh thể nhân tạo.

4. Bạn mắc bệnh tự miễn

Nếu mắc những bệnh như hội chứng Sjogren (hội chứng khô mắt mãn tính), viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, HIV, AIDS, lupus ban đỏ, viêm khớp… có thể làm ảnh hưởng tới mắt và làm tăng rủi ro  khi phẫu thuật Lasik.

5. Phụ nữ đang cho con bú có mổ mắt cận được không

Việc thay đổi hormone trong quá trình mang thai và cho con bú sẽ làm tăng các dung dịch trong cơ thể, điều này có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc, dẫn đến thị lực cũng thay đổi.
Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiến hành phẫu thuật Lasik cho đến khi thị lực trở lại bình thường.
Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng thường gặp chứng khô mắt do việc thay đổi của các hormone trong cơ thể.
Khi phẫu thuật Lasik, bệnh nhân phải uống thuốc trước và sau khi phẫu thuật (thuốc kháng viêm và steroid), điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Xem thêm:   Kinh nghiệm xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt không để lại sẹo
cho con bú có mổ mắt cận được không
Người mẹ đang cho con bú có mổ mắt cận được không?

 

Trên đây là giải đáp thắc về về việc phụ nữ đang cho con bú có mổ mắt cận được không. Các bà mẹ nên đến các bệnh viện tư vấn trước khi ra quyết định.

(https://tamsugiadinh.vn/)
xem thêm:

Tại sao các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình

Chi phí mổ mắt cận thị 2019 viện mắt Trung ương

Khuyến mãi mổ mắt cận 2019

Bắn mắt cận thị bao nhiêu tiền 2019

Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *