Tại sao chúng ta phải thắp hương vào các ngày rằm và mồng một?

“Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải phạm vào điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh…”, thầy Nguyễn Xuân Điều chia sẻ.

Thắp hương vào ngày mồng một  và rằm là theo thói quen chứ không phải điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh (Ảnh minh họa)
– PV: Theo truyền thống, cứ đến các ngày tuần (mồng một) hay rằm (15 âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương tổ tiên. Người ta cũng rất kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này, vì dường như nó có một điều cấm kỵ gì đó mang yếu tố tâm linh. Thầy có thể lý giải điều này được không?
– Thầy Nguyễn Xuân Điều: Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương nhưng thực tế không đúng như vậy. Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Thực ra lý do rất đơn giản, nằm ở lĩnh vực khoa học thiên văn.
Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật…
Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng) thì câu trả lời lại rất đơn giản. Vào hai ngày ấy, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.
– Ngoài sự quan trọng của hai ngày rằm và mồng một, những ngày lễ Tết hay giỗ chạp cũng chiếm vị trí thiết yếu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam. Theo thầy, mâm cao cỗ đầy, rượu thịt đề huề để dâng lên cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ chạp, lễ Tết có cần thiết hay không?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết tôi xin đặt ngược lại câu hỏi với bạn: Mâm cao cỗ đầy bày lên bàn thờ thì ai sẽ dùng mâm cỗ ấy?

Câu chuyện có thật kể về ông Bách ở kỳ trước hẳn đã là câu trả lời đầy đủ nhất cho nỗi “băn khoăn” này.
Giỗ chạp, lễ Tết là một dịp quan trọng để chúng ta nhớ về ông bà tổ tiên, cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, trao đổi, đánh giá thành quả và kinh nghiệm của một năm phấn đấu học tập, lao động. Nhưng điều mà tổ tiên ta chắc chắn mong muốn nhất là con cháu được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt chứ không phải sấp sấp ngửa ngửa, mệt mỏi, tốn kém với mâm cao cỗ đầy bày ra, dâng lên.
Giỗ chạp có thể cúng đơn giản bằng hoa quả
Do đó, bạn chỉ cần một bình hoa đẹp, một đĩa trái cây, đôi cây nến lung linh và đứng đó cầu nguyện cho ông bà tổ tiên siêu thoát cũng như noi gương các cụ để phấn đấu luôn là những người cháu con hiếu thảo, làm việc có ích cho gia đình và xã hội là đủ. Cỗ bàn dành cho người sống sum họp và chúc phúc cho nhau, chứ bày biện lên bàn thờ lại sẽ trở thành mục tiêu của những “năng lượng lạ” lang thang chưa được siêu thoát kéo về, kích hoạt tính “Tham – Sân – Si” của họ, gây ra nhiều rắc rối. Việc đó rất không nên làm.

Xem thêm:   Giải mã giấc mơ nằm mơ thấy thỏ trắng là điềm gì? Đánh số nào phù hợp

Nhưng dường như đây là vấn đề thuộc về tâm lý. Người ta vẫn có câu “trần sao âm vậy” nên các con cháu không an tâm khi cúng lễ sơ sài, họ sợ bị quở trách, hay ông bà tổ tiên sẽ không “phù hộ”vì thế họ thắp hương ?

– Nói “trần sao âm vậy” là hoàn toàn sai với ý nghĩa thực sự của tâm linh và cũng không có cơ sở khoa học. Âm – dương (khái niệm này do con người đặt ra) là hai thế giới hoàn toàn khác biệt về cấu trúc vật chất cũng như về năng lượng, cũng đã được phân tích kỹ dưới sự quan sát của Trường sinh học.
Còn về thực chất của việc cúng lễ, Hòa thượng Thích Thành Từ (Hậu duệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông) đã chỉ rõ: “Nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì sự cầu nguyện khó mà toại nguyện. Bởi lẽ thế gian có kẻ tạo nghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp lành khi Phúc báo đến thì được như nguyện. Kẻ tạo nghiệp dữ khi nghiệp báo đến, dù có nguyện cầu cũng khó thoát khỏi quả khổ…”.
Như vậy để thấy, chu đáo hay sơ sài trong đời sống tín ngưỡng, cụ thể ở đây là thờ cúng tổ tiên nằm chính ở trong cách sống của mỗi người.
“Nhân quả” là luật của tự nhiên, có từ khi khai thiên lập địa. Loài người (bằng mọi cách) không thể làm thay đổi được luật tự nhiên này. Người ta hay đổ lỗi cho số phận nhưng không có số phận gì ở đây cả mà chúng ta bị tác động trực tiếp bởi luật nhân quả. “Đức năng thắng số” là nhân quả.
Bài viết liên quan:

Xem thêm:   Dứa hấp phèn chua, bài thuốc dân gian đơn giản giúp bài trừ sỏi thận

Thờ cúng “đúng chính pháp” là phải hiểu thật rõ: Bệnh tật, tai họa là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra. Nếu muốn không xảy ra điều đó thì luôn phải sống đúng đạo đức làm người, chứ không phải thờ cúng mê tín cầu khấn van xin với Thần, Phật, Bồ Tát mà tai qua nạn khỏi được!
Thờ cúng mê tín là thờ cúng không đúng chính pháp, làm hao tài tốn của mà không có ích lợi gì cho gia đình và xã hội, không nói lên được ý nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn sâu sắc với ông bà tổ tiên. Thờ cúng như vậy là vô minh, dẫn đến bị những kẻ “buôn thần bán thánh, mượn Đạo tạo Đời” lừa đảo làm tiền, dẫn đến hết họa này đến tai ương khác mà không hề biết, thật đau lòng!

Nếu vậy thì việc thờ cúng và thắp hương “đúng chính pháp” rất đơn giản và rất ít tốn kém, kể cả việc đốt vàng mã mà hầu như các gia đình đang làm cũng là không cần thiết?

– Đúng vậy. Điều này ngay cả các vị hoà thượng chính đạo, các bậc cao tăng chân chính đều mong muốn và kêu gọi các Phật tử thực hiện. Thay vì thời gian, công sức, tiền bạc dành cho lễ bái và đốt vàng mã cầu kỳ, những ngày lễ tết, giỗ chạp, chúng ta hãy dành “tài nguyên” đó để nghỉ ngơi, quan tâm đến những người thân yêu, “nạp năng lượng”, đánh giá rút kinh nghiệm các trải nghiệm trong công việc, cuộc sống và vạch ra kế hoạch đầu tư cho sự nghiệp, tương lai của con cháu.
Đốt vàng mã là một việc mê tín đến khó tưởng tượng nổi mà Hoà thượng Thích Thanh Từ đã giảng giải trong cuốn Mê tín – Chánh tín. Theo những thống kê cho biết thì hàng năm, ở ta đốt vàng mã thắp hương đến hàng vài trăm tỷ đồng (VNĐ) cho người chết, thậm chí còn gây ra cháy nhà, cháy công ty, cháy công sở, khói bụi vàng mã bay ra đầu độc môi trường sống. Nếu chúng ta cứ để việc này tiếp tục trôi đi như một thói quen, đến một ngày nào đó, nó sẽ trở thành thảm họa cho cộng đồng dân lành.
Kỳ tới: Thờ cúng “thần Tài” có được thần Tài ban lộc hay không?
Song Toàn
Theo Người Giữ Lửa

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *