Lý giải việc trẻ em thường quấy khóc, lười ăn sau khi ở đám ma về

(Tamsugiadinh.vn) – Hôm đưa tang cụ, mẹ chồng bế đứa con nhỏ của tôi đi luồn dưới cầu vải đỏ mà các già bắc trong đám ma. Đến khi về, cháu không những vẫn lười ăn mà còn rất hay quấy khóc…

Việc đi đám ma về nhà có trẻ nhỏ

Xin chào chuyên gia và cộng đồng bạn đọc!
Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, quê ở Nghệ An, còn chồng tôi ở Thái Bình. Chúng tôi có cậu con trai gần 1 tuổi.
Lúc mang thai, tôi bị động thai 2 lần nên để an toàn cho con, tôi đã xin nghỉ việc. Sau khi sinh con, vì quê tôi đi lại xa xôi nên tôi đã về quê bên nhà chồng trong thời gian ở cữ. Rồi vì quấn con và thương con còn nhỏ nên vợ chồng tôi quyết định đợi con cứng cáp, tôi mới trở lại Hà Nội tìm việc. Để tiết kiệm tiền, tôi và con ở lại bên nội. Chồng tôi cứ 2 tuần thì về thăm nhà 1 lần.
Kinh tế của gia đình tôi cũng khá giả, con tôi lại là “con đầu cháu sớm” nên được chăm chút rất cẩn thận. Thế nhưng cháu rất lười ăn và còi cọc. Đặc biệt cháu không uống sữa bột, dù vợ chồng tôi cùng ông bà nội đã thử nhiều cách và đổi qua nhiều loại sữa. Chính vì tình trạng  này của cháu mà giữa tôi và mẹ chồng đã có chút bất đồng.
Chuyện là mới đây, ở xóm nhà chồng tôi có một cụ thọ hơn 90 tuổi qua đời. Hôm đưa tang cụ, mẹ chồng tôi đã bế đứa con nhỏ của tôi đi luồn dưới cầu vải đỏ mà các già bắc trong lễ đưa tang. Theo phong tục nơi đây, những đứa trẻ lười ăn còi cọc như con tôi nếu đi luồn qua dưới linh cữu hoặc cầu vải đỏ do các già bắc trong lễ tang của các cụ từ 90 tuổi trở lên thì sẽ hay ăn chóng lớn.
Hôm đó, tôi đi đón chồng ở bến xe, đến khi về nhà mới biết được sự việc. Tôi đã rất lo lắng và có nói to tiếng với mẹ chồng. Tôi đọc những điều kiêng kị trên mạng thì có thấy có nói không nên cho trẻ tới đám ma. Ngay cả những nhà có trẻ nhỏ, người lớn đi đám ma về còn phải hơ người qua lửa để tránh “tà” theo.
Sau khi bà nội đưa cháu đến đám ma, cháu không những vẫn lười ăn mà còn rất hay quấy khóc. Trước đây cháu lười ăn nhưng rất ngoan, ngoại trừ lúc tắm khóc một chút thì cháu không quấy khóc bao giờ. Việc này khiến tôi rất lo lắng. Có phải cháu hay quấy khóc là do tới đám ma hay không?

Xem thêm:   Mặc dù chúng tối đã ly hôn tôi vẫn muốn làm người tình của chồng cũ
Con tôi bỗng nhiên quấy khóc sau khi ở đám ma về
Con tôi bỗng nhiên quấy khóc sau khi ở đám ma về

Bạn Thanh Thúy thân mến!
Cháu hay quấy khóc trước hết là do các yếu tố nội sinh, đi cùng với đó là chứng chưa thích nghi với các tác động bên ngoài như môi trường, điều kiện sống. Thông thường giai đoạn này gia đình, đặc biệt là người mẹ rất vất vả.
Để xác định nguyên nhân trẻ hay quấy khóc ở một cháu bé khỏa mạnh thì các bâc cha mẹ thường dùng phương pháp loại trừ. Ví dụ như kiểm tra xem cháu khóc dạ đề, khóc do tã lót không phù hợp, do ăn uống, nhiệt độ.
Ngoài ra kiểm tra các nguyên nhân tâm lý gây ra khó chịu cho trẻ, ví dụ như trẻ cảm nhận được sự bực dọc khó chịu tỏa ra từ những xung đột của các thành viên gia đình, từ sự mất cân bằng của chính người mẹ như trầm cảm sau sinh chẳng hạn.
Khi loại trừ hết các nguyên nhân cơ thể và tâm lý vẫn chưa tìm ra tại sao bé khóc, các bậc cha mẹ thường tính đến yếu tố tâm linh. Bản chất tốt đẹp của các liệu pháp tâm linh là cân bằng khí lực, giữ cho các dòng khí tự nhiên trong các tổ chức năng lượng và kênh năng lượng của cơ thể năng lượng được vận hành thông suốt, từ đó tác động tốt đến cơ thể vật lý.
Khác với người lớn, trẻ mới sinh cơ thể năng lượng rất sạch nên bé cảm nhận thế giới năng lượng và thế giới vật chất rất tốt. Đây là cơ sở để người xưa kết luận rằng có những trường hợp trẻ ốm đau quặt quẹo, trẻ khóc nhiều có liên qua tới thế giới năng lượng (do ta chưa biết nên gọi chung là tâm linh).
Theo bạn kể, phong tục nơi bạn sống thường cho những đứa trẻ lười ăn còi cọc đi luồn qua dưới cầu vải đỏ do các già bắc trong lễ tang, hoặc luồn dưới linh cữu của các cụ thọ từ 90 tuổi trở lên thì sẽ hay ăn chóng lớn và mẹ chồng bạn làm như vậy với cháu mình. Tôi thấy thế này.
Ngày xưa ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có người sống lâu người dân quan niệm là do “giời hành”, còn phần đa các cụ sống lâu thường coi là có phúc và ngày mất của các cụ được coi là ngày vui. Và trong các nghi lễ đưa tiễn cụ về trời thì chủ đạo vẫn là các bài kinh, các Pháp rất nhẹ nhàng. Nói chung về mặt tâm linh người ta coi là sạch, lành và cũng không nặng nề cấm đoán trẻ em.
Đặc biệt những cụ già sống cả đời nhân hậu, đức độ tài năng và có những thành quả tâm linh thì khi mất đi, cha ông ta nhận thấy họ vẫn tỏa ra các rung động phật tính có ích cho đời.
Đỉnh cao của các bậc tu hành còn để lại những viên ngọc xá lị. Đó là một bằng chứng sống động về việc cơ thể của người lành khi khuất núi vẫn phù hộ sức khỏe và an lành cho con cháu. Lúc này không kể già trẻ, người ta đều đến để chia vui, “hưởng lộc” năng lượng.

Xem thêm:   Câu chuyện đi phẫu thuật độn cằm qua lời kể của người trong cuộc!
Bé hay khóc do sợ hãi trước một sinh linh, sinh vật hay tạp khí nào đó
Bé hay khóc do sợ hãi trước một sinh linh, sinh vật hay tạp khí nào đó

Tại sao người đi đám ma về trẻ quấy khóc

Các cháu bé sơ sinh cũng vậy, trường hợp cháu bé hay khóc do sợ hãi trước một sinh linh, sinh vật hay tạp khí nào đó tác động vào cháu chẳng hạn thì có rất nhiều mẹo để can thiệp. Có lẽ phong tục quê chồng bạn cũng xuất phát từ nhận thức trên và là một trong nhiều mẹo luật chữa chứng ốm đau quặt quẹt ở trẻ.
Tôi trộm nghĩ, ngày xưa sống đến 40 tuổi đã già lắm rồi nên người sống trên 90 tuổi thường là các bậc hiền tài nên khi các cụ mất, các gia đình có niềm tin mang cháu bé đến nhờ cậy tâm phật của các cụ mà không mảy may sợ hãi. Đó là niềm tin nội tâm và điều đó tôi nghĩ là lành.
Nhưng bây giờ khác, ta đang sống trong thời kỳ tuổi thọ tăng nhưng phẩm chất tâm linh chưa chắc đã tốt, rất nhiều người sống lâu nhờ thành tựu khoa học nhưng bên trong tâm hồn chất chứa rất nhiều hận thù, đau khổ, vô minh còn nhiề. Các rung động ấy mang theo ngay cả khi rời khỏi thân xác, đưa trẻ đến nơi đó để hòng chữa bệnh thì không tốt.
Hơn nữa sự hiểu biết của tôi và bạn về thế giới năng lượng là rất hạn chế và chuyện tâm linh không dễ lý giải. Người mới khuất có năng lượng lành hay không chúng ta không biết. Bây giờ đám tang cũng làm theo phong tục, sách vở chứ ít có những hòa thượng, thầy pháp, thiền sư mẫn tuệ, thông hiểu điều hành, người chủ lễ không có năng lực xác định năng lượng của người vừa khuất ấy lành hay nặng.
Nên chuyện ta tự quyết định đưa trẻ mới sinh đến gần thi thể là điều đáng ngại, vì trẻ dễ nhiễm khí âm và dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn có hại.
Cá nhân tôi nghĩ dù có ảnh hưởng đến bé hay không thì lần sau không nên đưa cháu đến đó, nhưng đã trót đưa rồi thì cũng không nên kết luận đó là nguyên nhân dẫn đến cháu bé hay quấy khóc. Đến một thời điểm nhất định chứng quấy khóc tất yếu sẽ qua và có một điều rất đúng là nếu yêu thương và chăm sóc khoa học trên cơ sở một tâm trí điềm tĩnh thì cả cháu và mẹ sẽ khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *