Cây thần thông chữa dứt bệnh đau đầu và chứng mất ngủ kinh niên

Từ rất lâu, nhân dân ta đã quen dùng những cây thuốc, vị thuốc trong vườn, vừa an toàn, tiện lợi, lại vừa làm cảnh đẹp cho khu vườn quanh nhà. Ngày nay, khi tình hình bệnh tật ngày càng căng thẳng, đặc biệt với tình trạng y tế quá tải của Việt Nam thì việc mọi người tự trang bị cho mình những giải pháp “tự vệ sức khỏe” là vô cùng cần thiết.

Chứng bệnh kỳ lạ 

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Lan ở Bà Rịa – Vũng Tàu khá sinh động. Chị Lan quê ở Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Vũng Tàu. Chị làm nghề bán hàng rong, vốn ít, mua đi bán lại trong ngày kiếm chút lời gửi tiền về quê nuôi con.
Hằng ngày chị phải dậy rất sớm từ 3 giờ sáng để đi đến trạm nông sản chuyên bán sỉ, đón mua những lô hàng trái cây tươi rẻ, rồi đem về gọt rửa chuẩn bị cho 1 ngày buôn gánh bán bưng vất vả.
Chuyện dầm sương, dãi nắng chị đã quen từ lâu, nhưng gần đây có lẽ do cơ thể suy yếu nên chị cảm thấy hơi sợ nắng, sợ gió biển – những thứ mà dân văn phòng, người sống ở đô thị… rất thích. Bởi họ đua nhau mỗi cuối tuần ùa về vùng biển này để thưởng thức.
Nhưng chị thì khác, cái nắng trong suốt và bỏng rát khiến cho làn da chị bị sậm màu sau những ngày tiếp xúc, cái gió tuy có mát thật nhưng nếu liên tục thổi thốc vào người thì chẳng bao lâu cơ thể cũng bị tê cứng.
Công việc buộc chị phải bôn ba sương gió đêm ngày, chẳng bao lâu sau chị bị mắc bệnh đau đầu, đau sau gáy và đau hai bên vai nhiều. Lúc đầu chị còn cố gắng chịu đựng, mua vài liều thuốc Tây về uống cho qua, nhưng dần dần uống thuốc cũng không giảm đau nhức.
Nó cứ nhức giật giật từ trên đầu xuống sau gáy rồi nhức xuống 2 vai. Đêm ngủ chẳng được, sáng ra chị hoa hết cả mắt, người bần thần không muốn ăn uống gì nữa. Người gầy nhom và nhẹ như bấc, cứ như thế sức khỏe chị suy sụp rất nhanh.
Chị Lan không gắng gượng nổi nữa, đành quyết định đi khám bệnh. Bác sĩ kết luận chị bị “nhức đầu, mất ngủ không rõ nguyên nhân” và cho thuốc về uống. Sau 1 tuần không khỏi chị quay lại tái khám thì được chỉ định chụp não, kiểm tra và chuyển qua khoa thần kinh.
Tại đây các bác sĩ thần kinh xem xét kỹ và lại cho chị thuốc về uống. Lúc đầu thì có ngủ được chút ít, nhưng trong giấc ngủ chập chờn ấy cái nhức “giật giật” vẫn khiến chị muốn điên đảo cả đầu.
Suốt cả tháng trời không làm ăn gì được mà lại tốn tiền nhiều, nhưng bệnh vẫn không giảm, chị quyết định lên thành phố xem sao. “Khăn gói quả mướp”, chị rong ruổi hầu hết các bệnh viện lớn ở Sài Gòn rồi đến cả phòng mạch tư của các bác sĩ về thần kinh, suốt gần 1 tháng đi lên đi xuống Sài Gòn – Vũng Tàu, cuối cùng chị cảm thấy căn bệnh của mình sao bất lực quá, bao nhiêu thuốc bao nhiêu thầy mà vẫn không khỏi. Bây giờ tình trạng còn nặng hơn, nhức đầu như búa bổ, cứ giật giật hai bên gáy, mang tai, người lúc nào cũng sốt nhẹ 38-38,5 độ.
Sau này, chị Lan mới biết, mình mắc phải căn bệnh liên quan đến phong hàn. Những căn bệnh hay gặp nhất hằng năm là bệnh liên quan về phong hàn. Khi bị trúng phong, chúng ta có thể té xỉu, ngất, có thể tử vong.
Nhẹ hơn cũng có thể bị giật méo mồm, đau nhức gân gáy, sái cổ, sái tay, trật khớp, đau lưng, nhức mỏi hoặc sốt phát ban 40-41 độ… Nếu người đang có những bệnh khác đi kèm như ung thư, suy giảm miễn dịch, cao huyết áp, tiểu đường… thì mức độ nguy kịch sẽ tăng lên gấp bội.
Mỗi năm “phong – hàn” hay đến vào mùa mưa bão, lúc trái gió trở trời, hoặc bất kỳ lúc nào khi sức đề kháng kém thì cơ thể đều có thể bị bệnh. Chẳng hạn khi bị cảm cúm, giảm đề kháng thì cùng lúc phong hàn sẽ nhập vào cơ thể làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Ít nhất mỗi năm chúng ta sẽ bị cảm 1 lần, dài hay ngắn tùy theo thể trạng của chúng ta.
Với vận động viên thể thao, hắt hơi vài cái là có thể qua được 1 đợt cảm, nhưng với dân văn phòng ngồi máy lạnh nhiều, hoặc người cao tuổi có khi phải chịu đến 2 tuần cảm mạo. Sau đó cơ thể sẽ tạo được kháng thể chống lại bệnh cúm cho cả năm.
Tuy nhiên với những người phải làm việc lam lũ, dinh dưỡng kém, dầm mưa dãi nắng suốt ngày thì nguy cơ cảm mạo phong hàn sẽ đến thường xuyên, ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của họ.

Xem thêm:   Lá bầu trị sỏi thận, bài thuốc đơn giản mà lại hiệu quả ngay tại nhà

Chỉ vài chiếc lá cây thần thông, bệnh tan biến!

Trở lại chuyện chị Lan. Khi không chữa dứt bệnh, dù mất khá nhiều tiền, chị Lan thật sự hoang mang, mất niềm tin không biết mình bị bệnh gì. Tình cờ chị than phiền với 1 người anh họ tên Nguyễn Đức Lực, ở xã Tân Xuân – Hóc Môn (TP. HCM), người anh họ đã giới thiệu cho chị tìm đến 1 ông thầy Đông y.
Sau khi nghe chị trình bày 1 vòng từ công việc đến bệnh tật, vị này nói: “Không sao, bệnh này nhiều người bị lắm, trị được, chị yên tâm, do chị lam lũ quá, rồi bị phong hàn nhập vào cơ thể lâu ngày thành ra như vậy”.
Nói xong vị thầy thuốc ra vườn bứt vô một ít lá cây đưa cho chị và dặn: “Chị đem về nấu nước uống, nó rất đắng nhưng chị cố gắng uống sau 3 ngày sẽ khỏi bệnh”.
Chị Lan nghe theo lời và làm y như vậy, quả thực chỉ sau 1 ngày chị đã thấy giảm bệnh được 50%, nhẹ hẳn khu vực đầu và vai gáy (xưa nay như bị tảng đá đè nặng). Chị vui mừng điện thoại báo tin cho cả nhà là đã tìm được “đúng thầy đúng thuốc”.
Chị dùng tiếp 2 ngày nữa thì hết hẳn mọi đau nhức, giấc ngủ cũng vì thế mà quay về với chị. Thật là sung sướng không gì bằng, giờ chị mới cảm nhận rõ đúng là “ăn được ngủ được là tiên”.
Thật không ngờ chỉ với mấy cái lá cây đơn giản như vậy mà đã đẩy lui được căn bệnh “bền vững” của chị bấy lâu. Chị thầm suy nghĩ chị cũng có thể chỉ giúp cho những ai bị bệnh giống như chị, thay vì phải tốn mấy chục triệu mà không khỏi, chỉ cần dùng vài chiếc lá thật đúng là thần thông không sai tí nào.
Chị thầm biết ơn cây thuốc quý này, rồi chị hình dung mọi nơi trong đất nước mình đều có cây thuốc quý. Chị xin thầy thuốc cây này đem về trồng, nâng niu chăm sóc như ân nhân đã cứu mạng mình.

Xem thêm:   Tất tần tật về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày

Bật mí về cây thuốc quý

Cây thần thông là tên gọi của 1 loài cây thuốc quý, vì nó quá hiệu nghiệm cho nhiều loại bệnh nên dân gian đặt luôn tên cây là thần thông. Cây thần thông có tên khoa học là Menisermum crispum Menispermaceae, là dạng dây leo, lá hình trái tim mọc so le, thân tròn có nhiều nốt sần.
Không có hoa, quanh năm xanh tốt. Cây thích hợp mọc ở rừng nhiệt đới nóng ẩm, như khu vực Trường Sơn cao nguyên thì cây rất phát triển.
Trong thành phần cây có chứa các Alkaloid, và 1 chất đắng Picroretinosid chiếm khoảng 0,6% trọng lượng khô. Cây thần thông đã được các danh y sử dụng từ lâu để trị các chứng về cảm mạo phong hàn, sốt mùa hè. Cây còn có tác dụng giảm mỡ và phá huyết mạnh nên chỉ dùng liều thấp và ngắn hạn, tránh bị tuột huyết áp.
Cây thần thông rất dễ trồng bởi chúng có 1 sức sống mãnh liệt mà ít loài cây nào có được, đó là khi bị chặt đứt gốc cây vẫn không chết, mà lập tức cây cho trổ những sợi rễ buông xuống đất để tiếp tục nuôi cây. Thật đúng là thần thông như danh hiệu đã đặt cho cây vậy. Cây có thể trồng như cây cảnh bên cửa sổ rất đẹp. Nếu trồng trước nhà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức khỏe trường tồn.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU VAI GÁY DẪN ĐẾN NHỨC ĐẦU, MẤT NGỦ
PHÒNG NGỪA:
– TRÁNH DẦM MƯA DÃI NẮNG NHIỀU, NÊN CÓ GIẤC NGỦ TRƯA ĐỂ CÂN BẰNG CƠ THỂ.
– TRÁNH CĂNG THẲNG QUÁ MỨC, HẠN CHẾ THỨC KHUYA, NÊN NGỦ ĐỦ GIẤC ÍT NHẤT 6-7 TIẾNG MỖI ĐÊM.
– TRÁNH NGỒI LÂU Ở NƠI CÓ NHIỆT ĐỘ THẤP, TRÁNH NẰM NGỦ NGAY HƯỚNG QUẠT MÁY, HỌNG MÁY LẠNH.
– NÊN TẬP THỂ DỤC ĐỀU, TỐT NHẤT LÀ TẬP DỊCH CÂN KINH SẼ ĐEM ĐẾN CHO BẠN NHIỀU NĂNG LƯỢNG VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG TỐT.
– NÊN CHÚ Ý DINH DƯỠNG HỢP LÝ, TRÁNH SUY DINH DƯỠNG, GIẢM ĐỀ KHÁNG LÀ LÚC BỆNH TÌNH HAY ẬP ĐẾN.
– NÊN ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NHỮNG BỆNH ĐANG CÓ, TRÁNH BỘI NHIỄM, TĂNG NẶNG TÌNH TRẠNG KHI CÓ BỆNH KHÁC ĐI KÈM.
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG HÀN:
– XOA BÓP VAI GÁY THƯỜNG XUYÊN, NHẤT LÀ SAU 1 NGÀY LÀM VIỆC.
– KHI BỊ PHONG HÀN, NÊN DÙNG GIÁC HƠI, HOẶC ĐÁNH GIÓ ĐỂ LẤY CHẤT PHONG RA.
– DÙNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHÂN NƯỚC MUỐI NÓNG ĐỂ RÚT CHẤT ĐỘC RA: 1 NHÚM MUỐI HẠT HÒA TAN VÀO 1 CHẬU NƯỚC NÓNG, NGÂM CHÂN 30 PHÚT TRƯỚC LÚC ĐI NGỦ, XONG NHỚ GIỘI LẠI NƯỚC SẠCH. CÁCH NÀY GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU HIỆU QUẢ, CẢM MẠO CŨNG LUI NHANH.
– TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG BẰNG CAO ĐỊA LONG RẤT TỐT, DÙNG LIỀU 10G MỖI NGÀY.
– DÙNG NƯỚC SẮC CÂY THẦN THÔNG RẤT HIỆU NGHIỆM, LIỀU DÙNG 20G LÁ TƯƠI SẮC VỚI NỬA LÍT NƯỚC, UỐNG NGÀY 1 LẦN TRONG 2-3 NGÀY. HOẶC DÙNG THÂN CẮT MỎNG NGÂM VỚI RƯỢU TRẮNG VÀI CHỤC PHÚT SAU CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC, MỖI LẦN ½ CHUNG (10ML) LÀ ĐỦ, NGÀY DÙNG 1-2 LẦN TRONG VÀI NGÀY.
– ĂN CHÁO GIẢI CẢM, CHÁO HÀNH NÓNG CÓ TIÊU VÀ GỪNG CŨNG GIÚP PHỤC HỒI SỨC KHỎE NHANH.
– ĂN NHIỀU CÁC LOẠI HOA QUẢ TƯƠI CÓ NHIỀU VITAMIN, NÊN DÙNG THÊM NƯỚC ÉP CAM CHANH TƯƠI TRỊ CẢM TỐT.
– NGHỈ NGƠI, TRÁNH CĂNG THẲNG LAO LỰC NHỮNG NGÀY BỊ BỆNH ĐỂ HẾT BỆNH NHANH.

Xem thêm:   Ninh Dương Lan Ngọc nghẹn ngào tâm sự bị tiền ung thư cổ tử cung

(Theo DS. Nguyễn Đức Châu – Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *