Lý giải nguyên nhân vì sao loài cá sủ vàng có giá tiền tỷ tại Việt Nam

Cá sủ vàng ngoài việc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho con người, bong bóng của loài cá này còn hữu dụng trong y tế. Do đó, loài cá này hiện đang được rất nhiều thương lái chú ý. Cùng tamsugiadinh tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhé!

Thông tin nhận biết về loài cá này

Cá sủ vàng giá cả 1,5 tỷ đồng: Đắt vì giá trị dinh dưỡng, tâm linh?

Có tên khoa học Otolithoides biauritus, thuộc bộ loài cá vược. Miệng của chúng rộng, mõm nhọn và điểm nhận dạng rõ nhất là màu vàng nghệ.
Thân cá có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng thì có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy vào môi trường sinh thái mà cá sống. Khi cá sủ chết, toàn thân cá chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.

Cá sủ vàng dùng để làm gì?

ca-su-vang-1

Lý giải về giá trị của cá sủ vàng theo tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) – từng có nhiều đề tài nghiên cứu về động vật dưới nước này cho biết điều đã tạo nên giá trị tiền tỷ của chúng không nằm ở thịt, vẩy mà chính là bong bóng cá.
Bài viết liên quan:

“Bóng cá sủ vàng là nguyên liệu để tạo nên chỉ khâu trong y khoa. Loại chỉ này có khả năng tự hủy ngay sau khi khâu cho bệnh nhân”, ông Cự nói.
chúng sinh sống ở biển, nhưng khi vào mùa sinh sản (tháng 1 – 4 và 9 – 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ trứng.
Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu bên trong đất liền sinh sống, sau 1 – 2 năm chúng sẽ tự trở về với biển, khi đó nó đã khoảng 10kg và sau khi trưởng thành kích thước có thể đạt tới 160cm, nặng trên 120kg.

Xem thêm:   Nỗi khổ không nói nên lời của những chị em có chồng tính đàn bà
ca-su-vang-dung-de-lam-gi-1

Về dinh dưỡng thì thịt cá đắt đỏ ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô sẽ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận). Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà được ăn thịt cá  sẽ giúp cho cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Các món ăn độc đáo chế biến từ thịt loài cá này nằm trong tốp 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông và thuộc loại đắt nhất thế giới. Còn đối với người Trung Quốc cho rằng, ăn cá  sẽ có nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, bong bóng của loài cá nay khi được phê khô có dưỡng chất tương đương với nhân sâm và có chức năng hồi phục chức năng gan, tráng dương bổ thận. Ngoài ra, người anh em hàng xóm láng giềng của chúng ta là Trung Quốc quan niệm rằng loài cá này mang đến may mắn, làm ăn phát tài.

Giá cá sủ vàng

Về giá trị kinh tế, theo các nhà nghiên cứu môi trường biển thì ở Việt Nam cá sủ vàng phân bố lớn nhất quanh vùng cửa sông châu thổ sông Hồng, rồi cho tới vùng sông Cửu Long và có cả ở sông Cả (Nghệ An) và chúng thường bơi vào vùng cửa biển để kiếm ăn nên thỉnh thoảng ngư dân may mắn có thể đánh bắt được loài cá quý hiếm này.

ca-su-vang-dung-de-lam-gi-2 

Theo BS Đặng Quế, ông cũng từng nghe cá sủ vàng quý nhất là ở bóng hơi của nó để sản xuất chỉ khâu có khả năng tự tiêu ngay sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Chỉ tự tiêu được làm từ bong bóng cá, y học của các nước phát triển đang sử dụng rất hữu hiệu.
Việt Nam chúng ta chưa có công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật từ bóng hơi của cá, mà chỉ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác mới có thể sản xuất được loại chỉ khâu này.

Xem thêm:   Bất ngờ phương pháp sử dụng lá hẹ chữa ung thư đơn giản mà hiệu quả

Vì vậy thương lái Việt thường bán loài cá này sang các nước đó và bán được với giá cao hơn. Cũng theo BS Đặng Quế, trong suốt cuộc đời làm bác sĩ, ông đã mổ ngót nghét đến cả nghìn ca nhưng chưa bao giờ ông được cầm vào sợi chỉ vi phẫu thuật được làm từ bong bóng cá sủ vàng.
Có lẽ vì là cá sủ vàng quý hiếm và quy trình làm chỉ đặc biệt nên BS Đặng Quế chưa được chạm tay vào bao giờ.

Việt Nam hoàn toàn có thể nhân nuôi cá sủ vàng

Tại Việt Nam, cá sủ vàng được phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long. Còn trên thế giới, chúng phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia cho biết, dù hiếm gặp nhưng loài cá này chưa được đưa vào Sách đỏ. Một số người đề xuất Việt Nam nên nhân nuôi vì loài này rất quý hiếm và nếu thành công sẽ còn hướng đến xuất khẩu.

ca-su-vang-dung-de-lam-gi-3

Tuy nhiên, ông Trần Thế Mưu, Phó viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nếu như muốn nghiên cứu nhân nuôi thì cần phải có hàng trăm cá thể, trong khi đó ở Việt Nam cá sủ vàng xuất hiện rất lẻ tẻ, qua vài năm người đi biển mới bắt được một con và hầu hết đã chết.
Cùng chung nhận định, một chuyên gia khác làm việc lâu năm trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản cho rằng cá sủ vàng sống trong môi trường đặc thù và mỗi giai đoạn sinh trưởng có tập tính khác nhau mà các nhà khoa học Việt Nam thì chưa có điều kiện nghiên cứu cụ thể.
Hơn nữa, việc nuôi thương phẩm cũng yêu cầu cần phải đầu tư lớn và đội ngũ có chuyên môn thì mới mang lại hiệu quả cao.
Trái ngược với các ý kiến trên, tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định rằng: “Cá sủ vàng rất quý hiếm, số lượng loài ngày càng suy giảm nên cần thiết nhân giống, phục hồi. Việt Nam hoàn toàn làm được điều này nếu quyết tâm”.
Theo lời ông Cự, dựa vào đặc tính của cá sủ vàng mà Việt Nam có thể nghiên cứu và lập ra mô hình sinh thái tự nhiên, ban đầu có thể chỉ là hai cá thể cho sinh sản thử, sau đó là hai con khác, sau đó khi nghiên cứu dần có thể sẽ thành công và trong quá trình đó phải chấp nhận rủi ro.
“Malaysia từng lập ra trung tâm để bảo tồn loài cá sủ vàng, nhưng không thành công vì nơi đây không phải là nơi cá tập trung vào đẻ. Còn Việt Nam thì hoàn toàn khác, nếu chúng ta không làm được thì không quốc gia nào nghiên cứu được”, ông Cự khẳng định.
Cá sủ vàng là loài di cư, khi đến mùa sinh sản sẽ vào vùng cửa sông nước lợ, sau đó cá con sẽ ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và khi đạt khoảng 8-9 kg lại bơi ra biển.
“Khi ra biển chúng đến vùng sumatra của Indonesia, Ấn Độ, rồi đến Sri Lanka và lại quay về cửa sông Hồng để đẻ. Vì vậy có thể nói Việt Nam là nơi có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu cá sủ vàng”, ông Cự nói.

Xem thêm:   Con gái tuổi Nhâm Thân có trắc trở gì về đường tình duyên và sự nghiệp

2 con cá lạ vây đỏ nghi cá sủ vàng xuất hiện ở Đồng Nai

Vua sát cá Sông Lam 23 lần bắt được cá sủ vàng tiền tỷ

Bắt được cá sủ vàng đắt khủng khiếp, giá 1 tỷ/con ở Phú Yên
Tổng hợp
(Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *