Hướng dẫn quả dâu tằm ngâm rượu giúp quý ông thoải mái chiều vợ

Mùa quả dâu tằm chín rất ngắn, thường chỉ 15 ngày là hết mùa. Vì thế, mọi người nên tìm hiểu mua loại quả này để ngâm rượu dâu tằm uống. Những gia đình có điều kiện thường mua rất nhiều quả dâu chín đem về sấy khô rồi dùng dần. Quả dâu sấy khô ngâm rượu thời gian lâu hơn, phải 30 ngày mới uống được. Vậy hãy để tâm sự gia đình đồng hành cùng các bạn để hướng dẫn quả dâu tằm ngâm rượu ngâm như thế nào cho đúng cách và hiệu quả.

Tác dụng mạnh nhất của rượu dâu

Giới thiệu cây dâu tằm

Cây dâu tằm, Đông y gọi là tầm tang, rất quen thuộc với nhân dân ta. Toàn bộ cây dâu, từ lá quả đến thân rễ đều là vị thuốc quý. Lá dâu gọi là tang diệp, vỏ rễ cây dâu gọi là tang bạch bì, quả dâu gọi là tang thầm, cây tầm gửi mọc trên cây dâu gọi là tang ký sinh, tổ bọ ngựa đắp trên cây dâu gọi là tang phiêu tiêu.

Tất cả những vị trên đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Đối với nam muốn làm bình rượu bổ dương chỉ sử dụng mấy vị sau: Tang thầm, tang ký sinh, tang phiêu tiêu. 

Cây dâu có thể cao tới 15m, nhưng do hái lá thường xuyên nên chỉ cao 2-3m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên lá hoặc chia thành ba thùy, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép lá có răng cưa to.

Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực mọc thành bông có bốn lá đài bốn nhị, hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu có bốn đài. Quả bao bọc trong các lá đài, mọng nước, thành một quả kép, khi chín màu đen sẫm. Hiện giờ đang là mùa tầm tang chín rộ. Người ở các làng quê mang ra phố bán cả gánh đầy, giá khoảng 25-30.000 đồng/kg. Phụ nữ mua quả dâu chín về làm siro để giải khát vào mùa hè theo tỷ lệ 2 cân quả 1 cân đường trắng.

Quả dâu tằm ngâm rượu có tác dụng gì?

  • Quả Dâu Tằm là một loại quả giàu sắt và vitamin C và các khoáng chất khác điển hình như vitamin K1, vitamin E, kali… Vì vậy nó giúp người uống bổ sung sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa, thông khí huyết bổ thân, tráng dương và sáng mắt.
  • Rượu dâu tằm có công dụng lợi ngũ tạng, xương khớp, thông khí huyết, bổ can thận, dưỡng huyết và trừ phong tiêu khát…
  • Hỗ trợ cho tiêu hóa, điều trị chứng táo bón, tăng kháng thể
  • Trị chứng mất ngủ, ù tai, thiếu máu và bệnh nhức đầu kinh niên.
  • Làm tóc bạc đen lại và trị tóc bạc sớm rất hiệu quả.
  • Giảm mồ hôi trộm ở trẻ em
  • Phòng ngừa bệnh cảm cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư và giải độc rượu.
  • Chị em phụ nữ sử dụng rượu dâu tằm giúp da dẻ hồng hào, ngăn ngừa sự lão hóa, kinh nguyệt đều và lưu thông máu huyết … Nếu uống lâu dài thì nhu cầu phòng the sẽ tăng lên rõ rệt do nội tiết tố được cải thiện rõ rệt.
Xem thêm:   Nỗi khổ không nói nên lời của những chị em có chồng tính đàn bà

Hướng dẫn làm quả dâu tằm ngâm rượu đúng cách

  • Mua quả dâu chín đen đem về, rửa sạch, vớt ra rổ thưa, để ráo nước, cho đường vào trộn đều rồi cho vào bình lớn. Bình nên có vòi ở gần đáy để dễ rót.
  • Chỉ ủ trong bình 15 ngày là quả dâu đã nẫu và nước đã chảy ra. Đó là một dung dịch màu đỏ đậm đặc và ngọt gắt. Cần phải bổ sung thêm nước lã đun sôi để nguội vừa phải mới dễ uống. Đây là loại siro vị ngọt, hơi chua, hương thơm, giải khát vào mùa hè rất tốt.

Các công dụng khác của cây dâu tằm

Rượu tầm tang bổ dương

Đối với đàn ông muốn có tác dụng bổ dương, thì cần phải kết hợp với các vị khác như:  Tang ký sinh (cây tầm gửi trên cây dâu) 3 lạng, cây này vị đắng tính bình, vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt; rễ cây dâu, 2 lạng (nhân dân dùng rễ dâu để chữa đi tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương); tổ bọ ngựa trên cây dâu, 5 cái (vị này vừa ngọt vừa mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận, có tác dụng ích thận, cố tinh chữa di tinh, đái són). Như thế là chúng ta có hai loại rượu khác nhau nhưng đều từ cây dâu

Cách thực hiện

Tang ký sinh rửa sạch, chặt nhỏ, rang vàng hạ thổ. Rễ cây dâu rửa sạch, ngâm nước vo gạo 3 đêm, vớt ra để ráo nước, tước nhỏ rồi rang vàng hạ thổ. Tổ bọ ngựa nướng vàng, chú ý không được để cháy. Cả ba vị trên cho vào bình lớn, đổ vào bình 3 lít rượu gạo, ngâm 100 ngày, sau đó chắt nước ra để riêng.

Trộn hai loại rượu này vào một cái bình lớn, ta có bình rượu thuốc bổ dương, gọi là rượu tầm tang. Rượu này màu đẹp, hương thơm, vị dịu, rất dễ uống. Mỗi ngày uống hai ly nhỏ, trong bữa ăn. Uống đều trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng làm ấm lửa phòng the. Tác dụng mạnh nhất của rượu tầm tang là khắc phục tình trạng thận âm hư.

Thận âm hư gây choáng váng, tai ù, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, khó ngủ, đêm tỉnh giấc khó ngủ lại, đau vùng thận, đầu gối mỏi. Đàn ông bị thận âm hư thì yếu sinh lý, xuất tinh sớm.

Ngoài ra, bình rượu tầm tang nếu muốn mạnh hơn cần thêm vào một số vị sau: Sơn thù du, thạch xương bồ, địa hoàn, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, các vị đều nhau 6g. Những vị thuốc này có tác dụng bổ thận, sát tinh, chữa di tinh tiểu tiện ra tinh dịch.

Một vị thuốc nữa nên cho vào bình rượu tầm tang là tích dương. Đây là vị thuốc phải nhập ngoại, vì chỉ có ở Tân Cương, Nội Mông và Cam Túc (Trung Quốc). Vị thuốc này chủ trị chữa bệnh yếu sinh lý, sinh dục. Tích dương vị ngọt, tính ôn có tác dụng bổ thận, mạnh lưng gối, chữa bệnh nam bị liệt dương, phụ nữ vô sinh.

Nếu trong bình rượu tầm tang của bạn có đủ các vị như thế thì rất mạnh, tác dụng bổ dương ngang rượu Trường Xuân Tửu mà tìm kiếm và chế biến lại đơn giản hơn rất nhiều lần. Ngoài tác dụng bổ dương như đã nói ở trên, cây tầm tang còn có thể ngâm rượu để trị các loại bệnh khác.

Chữa bệnh thấp khớp, chân tay co quắp

Cách thực hiện:

Cành dâu cạo xơ vỏ ngoài, chặt khúc nhỏ, rang vàng hạ thổ, ngâm rượu uống. Người ho lâu ngày không khỏi, lấy vỏ cây dâu và vỏ rễ cây chanh, hai vị bằng nhau, mỗi thứ 10g, sắc uống trong ngày là khỏi. Trẻ con ho có đờm lấy 4g vỏ cây dâu sắc với nước cho uống là khỏi.

Giảm rụng tóc ở phụ nữ

Phụ nữ bị rụng tóc nhiều, lấy vỏ cây dâu đập giập, ngâm nước rồi đun sôi 30 phút, lọc lấy nước đó gội đầu. Thường xuyên gội như thế sẽ hết rụng tóc. Người bị nôn ra máu lấy lá dâu già, thái nhỏ sao vàng rồi sắc uống là hết nôn. Mỗi ngày uống từ 12-16g.
Người bị mụn nhọt lâu ngày không liền miệng lấy lá dâu sao vàng, tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch. Tóc không mọc hoặc tóc bạc sớm lấy quả dâu vắt lấy nước và dùng nước đó xát vào đầu.

Trị sâu răng

Tổ bọ ngựa trên cây dâu còn là vị thuốc đặc trị sâu răng. Thuở nhỏ, sau buổi học tôi lang thang khắp các bãi dâu tìm tổ bọ ngựa trên cây dâu mang về cho bà ngoại làm thuốc chữa sâu răng. Bài thuốc này rất công hiệu, chấm vào là hết đau răng ngay.

Cách thực hiện:

Tang phiêu tiêu một cái, nướng vàng tán nhỏ. Muối biển 2g, rang cháy, tán nhỏ. Trộn hai thứ bột này vào nhau thành thuốc chữa sâu răng rất công hiệu. Răng nào đau thì chấm vào răng đó. 

Trong cây dâu còn có một bộ phận chữa các bệnh ở trẻ nhỏ như dư tuyến lệ, đau mắt, nhiều rử mắt, đó là con sâu dâu. Đây là ấu trùng của con bọ chét. Những cây dâu già thường có sâu dâu. Nhìn dưới gốc cây dâu, thấy có lỗ thủng và có phân sâu đùn ra thì chặt cây đem về chẻ ra bắt lấy con sâu dâu.
Sâu dâu có thể to bằng ngón tay, trắng như cục bột. Ngâm sâu dâu trong rượu nhẹ 1 tiếng cho ra hết rãi nhớt rồi đem nướng trên than củi cho chín vàng và ăn ngay. Mỗi ngày ăn một con vào buổi sáng, ăn bảy lần thì khỏi bệnh. 

Lưu ý khi làm bình rượu bổ dương tầm tang

Tất cả các vị như quả dâu, tầm gửi cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu đều không có độc. Riêng rễ dâu chữa bệnh liệt dương rất tốt và có tác dụng làm tăng sức mạnh đàn ông nhưng không được dùng quá nhiều. Rễ dâu không có độc nhưng làm tăng lượng đường trong máu. Vì cậy rễ cây dâu tằm ngâm rượu thực sự có tác dụng với sức khỏe nhưng phải theo liều lượng. Không được lạm dụng sản phẩm
Các nhà khoa học Nhật Bản đã làm thí nghiệm về rễ cây dâu trên thỏ. Họ cho thỏ uống nước sắc rễ cây dâu rồi theo dõi thấy lượng đường trong máu tăng lên khá rõ rệt, sau giảm dần. Thí nghiệm này đã được công bố trong Nhật Bản dược vật học tạp chí. Vì thế, trong bình rượu tầm tang không nên dùng nhiều rễ dâu, đề phòng bị bệnh tiểu đường. Rễ cây dâu tằm ngâm rượu có vị ngọt vừa phải, nếu bạn dùng nhiều rễ thì rượu có vị ngọt hơn mức khuyến nghị.
Mùa quả dâu tằm chín rất ngắn, thường chỉ 15 ngày là hết mùa. Vì thế, mọi người nên tranh thủ mua loại quả này để ngâm rượu uống. Những gia đình có điều kiện thường mua rất nhiều quả dâu chín đem về sấy khô rồi dùng dần. Quả dâu sấy khô ngâm rượu thời gian lâu hơn, phải 30 ngày mới uống được, song dùng quả tươi là tốt nhất.
Nhật Linh
(Theo Người Giữ Lửa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *