Lá bầu có lẽ vẫn là một bài thuốc rất lạ đối với rất nhiều người. Gần đây có nhiều thông tin việc lá bầu trị sỏi thận bắt đầu nổi lên. Vậy, thực hư tác dụng của loại lá này là gì, và giá trị dinh dưỡng của chúng có thật sự tốt như người ta đồn đón. Thì hôm nay, hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu xem lá bầu trị sỏi thận có tốt không nhé!
Lá bầu trị bệnh gì?
Lá bầu là bài thuốc như thế nào trong Đông y.
Bầu là một cây thân leo, sống hàng niên, thuộc họ bầu bí (cacurbitaceae), có rất nhiều tua cuốn. Lá bầu có phiến rộng, trên bề mặt lá có phủ lông tơ mềm, màu trắng. Trong Đông y, tất cả các thành phần của bầu đều là những bài thuốc có cộng dụng chữa bệnh hiệu quả bao gồm bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Đặc biệt, lá bầu có vị ngọt, tình ôn hòa, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, và rất có hiệu quả trong việc thông tiểu. Ngoài ra còn rất tốt cho da
Cách sử dụng lá bầu trị sỏi thận tại nhà đơn giản
Hái một nắm lá bầu đem đi rửa sạch. Tiếp theo, vò nhẹ để loại bỏ bớt đi phần lông tơ trên lá. Sau đó, để ráo lá bầu rồi đem nấu chung khoảng 1 – 2 lít nước trong vòng 10 phút.
Có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày. Chú ý không nên để nước qua đêm, vì chúng sẽ làm giảm tác dụng của bài thuốc. Có thể ăn nếu nấu phần lá non
Lưu ý khi sử dụng lá bầu trị sỏi thận tại nhà
Thông tin về lá bầu trị sỏi thận
Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của ông Kiều Văn Cự (75 tuổi, xã Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ) chúng tôi đã đăng ở bài “Ông lão 75 tuổi tự chữa khỏi sỏi thận và sỏi bùn chỉ bằng nước lá bầu”, cũng như cách mà ông tự chữa trị sỏi thận, chúng tôi đã đến gặp thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chuẩn trị y học chùa Cảm Ứng Hà Nội).
Trong Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông. Hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Ở thể thận hư ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Loại sỏi này có thể dùng bài thuốc có một số vị chính như: Tơ hồng, tỳ giải, thổ phục linh, mã đề… Trong dân gian người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hàng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt”.
Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Hướng dẫn làm món ngon cho bé: Thịt vịt chưng bí đỏ siêu bổ dưỡng
- Giải mã giấc mơ thấy tiền lương, mơ được tăng lương
- Sinh 1981 mệnh gì? Xem tử vi tuổi Tân Dậu (1981) dành cho cả nam, nữ
- Vì sao người xưa cấm tuyệt đối con cháu đừng soi gương lúc nửa đêm?
- Tử vi cung Bảo Bình 2019: Suy nghĩ tích cực, chú ý hơn về tình yêu