Cách dùng kim tiền thảo trong việc điều trị sỏi thận trong Đông Y

Mới đây, một bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện 108 vì lạm dụng kim tiền thảo gây suy thận

rất nguy hiểm. Bệnh nhân cho biết, ở nhà đã tự ý sắc lá kim tiền thảo uống theo bài thuốc dân gian. Nhưng sau nửa tháng, bệnh nhân xuất hiện các nốt phỏng mẩn ngứa, lở loét miệng. Sau khi đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bị dị ứng với kim tiền thảo và phải điều trị tích cực với các biện pháp thay huyết tương, thêm đông máu, lọc máu liên tục…

bệnh nhân lạm dụng kim tiền thảo

Theo bác sĩ Đông y Phạm Thị Ngọc Bích (Trường Đại Học Y Hà Nội), mặc dù kim tiền thảo là cây lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng phác đồ, quá liều sẽ gây biến chứng.

Bài viết liên quan:

Bác sĩ giải đáp về việc dùng kim tiền thảo trong việc điều trị sỏi thận

Bác sĩ Đông y Phạm Thị Ngọc Bích

Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa, thức ăn bổ sung canxi… Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Xem thêm:   Bật mí các loại cây thuốc nam lợi sữa cho chị em

Theo y học cổ truyền thận phân làm 2 loại: thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ thận thủy xuống bàng quang mới được khí hóa mà bài tiết ra ngoài được dễ dàng. Nếu thận khí hư thì không khí hóa bàng quang được, thấp ngưng trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch (thủy thấp) làm cho các tạp chất nước tiểu kết thành sỏi (sa hoặc thạch). Sỏi làm tổn thương huyết lạc gây đái ra máu, sỏi đọng lại thành bàng quang và thận làm khí trệ mà gây đau.
Để điều trị sỏi theo y học hiện đại có rất nhiều phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tán sỏi ngoài cơ thế hoặc qua nội soi, mổ lấy sỏi. Còn theo y học cổ truyền có rất nhiều những bài thuốc vị thuốc chữa sỏi thận, thường gồm các vị như kim tiền thảo, râu ngô, kê nội kim,…
Sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay do nhiều thói quen xấu như ngồi nhiều, ngại uống nước…

Những vị thuốc chữa bệnh sỏi thận thường được phối hợp với nhau trong một bài thuốc nhằm làm tăng tác dụng của bài thuốc và làm giảm độc tính của các vị thuốc trong bài thuốc. Vì vậy khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bệnh nhân cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Không được tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc kể cả thuốc Đông y – vốn được cho là an toàn.

Xem thêm:   Yếu bóng vía là gì? Làm thể nào chữa bệnh cho người yếu bóng vía

Kim tiền thảo còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học là Desmodium stryacifilium Merr Thuộc họ Đậu Fabaceae (Papilionaceae), vị hơi mặn, tính bình, quy vào kinh can, đởm, thận, có tác dụng lợi thủy thông lâm. Kim tiền thảo sạng cây cỏ, cao 30-50cm, mọc bò.

Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc ba lá chét tròn dài 1.8 – 3.4cm rộng 2-3.5cm, do đó có tên là đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại. Mùa hoa quả vào tháng 3-4. Cây kim tiền thảo thu hái chủ yếu vào mùa hè và thu.

Hoạt chất soyasaponin I chứa trong kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận. Cao kim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu.

Do đó, kim tiền thảo thường được sử dụng để chữa viêm thận phù thũng, bí tiểu tiện, sỏi thận (bào mòn viên sỏi, bài tiết sỏi ra ngoài), chữa sỏi đường dẫn mật, hoàng đản, nhiễm trùng.

Tuy nhiên để tránh những hậu quả đáng tiếc như trường hợp của chị Nguyễn Thị Ch.

Xem thêm:   Chữa ung thư từ bài thuốc nha đam mật ong và rượu của vị linh mục

Lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo chữa bệnh

– Liều dùng: không quá 40g/ngày.
– Cách dùng: rửa sạch, đun 30’-60’ lấy nước uống, hoặc dùng cùng với các vị thuốc khác trong bài thuốc.
– Dùng vào buổi sáng tránh dùng vào buổi tối.
– Cách bảo quản: phơi khô, sao và bọc kĩ.
Kim tiền thảo thường được sử dụng khi sỏi thận, sỏi bể thận có kích thước vừa và nhỏ 0.5-1cm và chống chỉ định với những trường hợp sỏi niệu quản, sỏi bể thận kích thước lớn hơn 1cm, đặc biệt là phụ nữ có thai.
Bài thuốc Đông y thường được dùng trong việc điều trị sỏi thận:
BÁT CHÍNH TÁN gia giảm, gồm: Kim tiền thảo 20g, Hoạt thạch 12g, Ngưu tất 16g, Đại hoàng 4g, Nhũ hương 08g, Biển súc 12g, Xa tiền 16g, Kỷ tử 12g, Mộc thông 12g.
hoặc THẠCH VI TÁN gia giảm, gồm: Thạch vi 20g, Tang bạch bì 12g, Kim tiền thảo 20g, Phục linh 12g, Mộc thông 15g, Chi tử 12g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo 6g, Xa tiền tử 12g.
Các vị trên làm thành thang, ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống khoảng 3 tháng siêu âm lại 1 lần để xem hiệu quả thuốc đến đâu. Những người bị bệnh sỏi thận khi ăn uống cũng cần chú ý tránh đồ nhiều canxi, vitamin C, cố gắng uống đủ nước.
Bác sĩ Đông y Phạm Thị Ngọc Bích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *