Công dụng của trái bình bát ít người biết đến

Công dụng của trái bình bát ít người biết đến, chuyên mục sức khỏe hôm nay sẽ giải đáp cho bạn vậy trái bình bát trị bệnh gì và có công dụng như thế nào. Mời bạn tham khảo bài viết này nhé! 

Mô tả đặc điểm của cây bình bát

cay-binh-bat-la-gi

Cây bình bát là loài thực vật dại có thân mình nhỏ với chiều cao trung bình từ 5m tới 7m. Cây có nhiều canh và có lông trên cành non. Lá của loài cây này hình mác thuôn, mọc so le, chiều dài trung bình trên 12cm, tròn ở gốc lá và nhọn ở đầu.

Trái bình bát thuộc dạng quả kép, có bề ngoài như hình trái tim. Trái bình bát có màu vàng khi chín, hoặc vàng pha đỏ, trái bình bát có thể ăn được. Mùa chín cây vào tháng 7 tháng 9 hằng năm.

Cây bình bát có công dụng chữa nhiều bệnh là loài cây gì?

Trong tự nhiên có 2 loại cây hoàn toàn khác nhau đều được gọi là bình bát. Một loại là loài cây thân thảo, dây leo thuộc họ bầu bí. Cây này thường gọi là dây bình bát, dây bát… cũng có công dụng chữa tiểu đường khá hiệu quả.

Dân gian thường dùng thân và quả của dây bình bát sắc lên lấy nước uống để chữa tiểu đường . Ngọn và lá non của dây bình bát dùng chế biến làm món canh rất ngon và có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

Xem thêm:   Ninh Dương Lan Ngọc nghẹn ngào tâm sự bị tiền ung thư cổ tử cung
cong-dung-cua-trai-binh-bat-1
Công dụng của trái bình bát ít người biết đến

Tuy nhiên, cây bình bát mà tòa soạn đề cập đến có công dụng chữa lao phổi, bệnh tiểu đường là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc. Cây này rất ưa nước nên thường mọc rìa bờ kênh, mương, ao, hồ… và có quả to bằng trái mãng cầu, trong cũng có nhiều hạt.

Khi trái chín chuyển màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần cùi của quả bình bát ăn được, có vị chua dôn dốt khá ngon, nhưng phần cùi này bám khá chắc vào hạt nên rất khó gỡ. Tuy mọc hoang, nhưng trái bình bát chín dầm đường và bỏ thêm đá lại là thứ giải khát ngon, có mùi rất quyến rũ, giàu vitamin.

2 loại cây trên tuy cùng tên, có cùng đặc điểm chữa bệnh nhưng hoàn toàn khác nhau bạn đọc nên biết và phân biệt, tránh nhầm lẫn

Những công dụng của trái bình bát khác

cong-dung-cua-trai-binh-bat-2

Thân và nhánh cây bình bát có công dụng chữa các bệnh lao phổi và tiểu đường như các bài viết đã đề cập, thế nhưng trái cây bình bát cũng có tác dụng chữa bệnh rất kỳ diệu.

Những người bị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hoá cốt sống cổ, lưng đau khớp gối, đau lưng, thần kinh toa chèn ép dây thần kinh… thường rất khốn khổ vì những cơn đau mà không thể chữa dứt điểm.

Các phương pháp Tây y thường là giải phẫu rất tốn kém, nguy cơ rủi ro cao và cùng với đó là các loại thuốc giảm đau tức thời. Các bệnh loại này rất phù hợp với các phương pháp trị liệu, phục hồi dần dần các chức năng. Trong khi đó, dân gian có một cách trị liệu bằng trái bình bát hết sức độc đáo và hiệu quả.Dùng trái bình bát còn non, hơ lửa kỹ cho thật nóng rồi chườm vào vùng bị đau. Khi nguội, ta lại tiếp tục hơ hóng và chườm. Nếu đau ở vùng lưng, cổ, vai gáy và hông… ta có thể lót một lớp chăn lên giường, xếp những trái bình bát đã được hơ lửa nóng lên đó và nằm đè vùng bị đau lên những trái bình bát.

Xem thêm:   Thầy lang tài năng là đệ tử của “thần y” Võ Hoàng Yên

Cây Bình Bát - Công Dụng & Cách Dùng Trái Bình Bát Trị Bệnh

Thực hiện việc chườm nóng này tầm 30 phút mỗi ngày sẽ rất hiệu quả. Nếu chúng ta kết hợp với các loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng xương khớp như collagen type 2, sụn vi cá mập, glucosamine, chondroitin… hiệu quả sẽ còn tăng lên.

Chườm nóng bằng trái bình bát làm giảm sự co rút của gân, cơ, dây chằng, tăng sự lưu thông máu tại chỗ từ đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Còn các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp tái tạo lớp sụn và dịch bôi trơn ở các khớp xương.

Công dụng của trái bình bát rất nhiều phải không. Vừa làm thực phẩm vừa có thể làm thuốc Đông Y chữa bệnh.

Trái bình bát trị bệnh gì? 

trai-binh-bat-tri-benh-gi

Ăn trái bình bát chín cũng có tác dụng tốt cho xương khớp. Trái bình bát làm giảm a xít tại các khớp xương, giúp đề phòng bệnh gout. Trái bình bát còn chứa nhiều vitamin C; vitamin A, B6, magne, potassium… giúp chống lão hóa,  da và tóc khỏe, tăng thị lực, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm.Trước đây trong dân gian thường ăn nhiều trái bình bát chín để chữa bệnh thiếu máu các bệnh viêm nhiễm của phụ nữ. Sau này khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong trái bình bát chính có tính ức chế các loại vi khuẩn cư trú và gây viêm nhiễm cho chị em.

Xem thêm:   Tất tần tật về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày

Đặc biệt, trái bình bát còn được nhiều phụ nữ sử dụng để làm đẹp, dưỡng da mặt, làm mờ sẹo. Lấy cùi trái bình bát đánh nhuyễn với một chút mật ong thành hỗn hợp sệt. Rửa sạch mặt và thấm nhẹ bằng khăn khô. Đắp hỗn hợp được điều chế từ quả bình bát lên da mặt trong khoảng 30 phút.

Vitamin từ trái bình bát sẽ bổ sung dưỡng chất giúp da sáng đẹp, làm mờ sẹo. Chất tanin có nhiều trong trái bình bát sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn, hạn chế mụn nhọt, giúp chị em xinh đẹp hơn. 

Tóm lại

Qua bài viết trên Tamsugiadinh đã chia sẻ có lẽ bạn đã biết công dụng của trái bình bát và trái bình bát trị bệnh gì rồi chứ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan xin đừng ngại liên hệ chúng tôi để được giải đáp bạn nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *