Tác dụng thực sự của cao khỉ đang bị thổi phồng

Theo quan niệm của đại đa số người châu Á, các loại cao từ các loài động vật hoang dã như khỉ, ngựa, mèo là vị thuốc chữa bách bệnh. Không những thế tuy có giá thành đắt đỏ nhưng cao khỉ vẫn được nhiều người săn đón, có khi có tiền không mua được. Vậy sự thật về tác dụng của cao khỉ có tốt như mọi người vẫn nghĩ. Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cao khỉ là gì 

cao-khi-1 

Cao khỉ thực chất được chế biến từ xương của loài khỉ, đa số là từ khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. Tác dụng của cao khỉ có tác dụng gì thì thưa rất nhiều nhưng chỉ yếu là để cường dương, bổ thận, làm mạch gân cốt và trị cảm, ho sốt rét lâu ngày không hết. Sản phẩm được phân làm hai loại là cao xương khỉ và sản phẩm đã đề cập ở trên. Tuy nhiên có cấu trúc thành phần giống nhau. Có thể nói mặt hàng này không được phép buôn bán, chỉ có thể mua sản phẩm này ở chợ đen.

Cao khỉ có tác dụng gì

cao-khi-2

Thần dược cao khỉ chữa bách bệnh

Những ngày đầu năm 2016, cao khỉ được giới buôn dược liệu tung hô là “thần dược” bổ thận, tráng dương, giúp tăng cường sinh lý, điều trị hiếm muộn, kéo dài tuổi xuân, trường thọ, bồi bổ toàn thân cho phụ nữ, trẻ em suy nhược, chữa đau nhức chân tay, xương cốt…. nói chung là chữa bách bệnh.  Giá bán cao khỉ trên thị trường chênh lệch một trời một vực, nơi thì rao 900 ngàn đồng/lạng, chỗ lại bán chưa tới 300 ngàn đồng/lạng. Nhà buôn nào cũng quảng cáo “xương khỉ toàn tính do nhà mình tự nấu, nguyên chất 100%, không pha trộn”.   Theo luật, khỉ là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB – nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Danh mục động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Vậy nhưng, khá nhiều người đang rao bán công khai mặt hàng ninh nấu từ xương cốt loài vật này. 

 

cao-khi-3

Cận cảnh một mẻ cao khỉ sắp ra lò Một người bán hàng tên C.T. tiết lộ: “Gia đình tôi chuyên làm nghề rừng nên có truyền thống nấu xương khỉ từ nhiều năm nay, các loại cao khác thì thời nay quý hiếm hơn, riêng sản phẩm từ loài khỉ thì vẫn còn dồi dào do khỉ sinh sản nhanh và số lượng còn nhiều. Cao khỉ được nấu từ thịt và xương của những con khỉ rừng nặng trên 5kg. Loài vượn, tinh tinh, đười ươi tuy cùng giống với khỉ nhưng không được dùng làm thuốc.sản phẩm từ loại khỉ là một vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đau nhức chân tay, chân tay bị tê cứng, giúp bổ máu, bổ  toàn thân, bổ thận, tăng cường sinh lí cho nam giới, đặc biệt loại cao này được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị hiếm muộn rất tốt, được các cặp vợ chồng sử dụng rất nhiều…”.

Xem thêm:   Cách chống say xe đơn giản hiệu quả

Nơi thì bán cao khỉ với giá 900 ngàn đồng/lạng với nhiều tác dụng thần kỳ. Một người buôn cao khỉ tên T. (ở Lò Đúc, Hà Nội) cho biết: “ Có hai loại, cao xương nấu từ xương khỉ đã được làm sạch hết thịt, mỡ; cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ đã bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại. Về công dụng của hai loại cao nói chung giống nhau nhưng sản phẩm từ loại khỉ toàn tính được đánh giá tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ thận, giúp trường thọ, bổ toàn thân, thường dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao, tốt cho trẻ em và phụ nữ…”.

tac-dung-cua-cao-khi

Nơi lại bán chưa đến 300 ngàn đồng/lạng  Khi có khách hàng hỏi làm sao để biết cao khỉ thật hay giả, người bán cao khỉ tên H. (ở Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ: “Ăn khoảng 10-15g trước bữa cơm chiều. Nếu là đàn ông từ 40-50 tuổi sức khỏe bình thường đêm ngủ sẽ thấy “thằng bé” cương cứng bất thường là cao toàn tính chuẩn”. H. cũng cho biết, ngoài xương từ loài khỉ thì sỏi mật khỉ, tinh hoàn khỉ, mật khỉ… cũng được sử dụng để làm thuốc quý chữa nhiều bệnh. Theo hướng dẫn, người mua mỗi ngày chỉ cần sử dụng 5-10g sản phẩm từ loại khỉ là sẽ có sức khỏe dồi dào. Cách dùng cũng đa dạng có thể ngậm cho cao khỉ tan trong miệng hoặc hấp, ngâm rượu, nấu cháo hay trộn với mật ong… cho dễ uống. 

Xem thêm:   Tôi đang muốn phát điên lên vì cái tính sĩ diện hão của chồng mình

tac-dung-cua-cao-khi-2

Cao khỉ cũng được nhiều người ngâm rượu để bảo quản được lâu. Tác dụng thực sự của cao khỉ đang bị thổi phồng. Nói về tác dụng chữa bách bệnh của sản phẩm từ loại khỉ, Dược sĩ Nguyễn Đức Châu – Trưởng nhóm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Aftercare cho biết: “Khỉ có tên khoa học chung là Macaca spp, gồm nhiều họ như khỉ đuôi dài (Macaca nemestia), khỉ mốc (Macaca fascicularis), khỉ mặt đỏ (Cercopithecidae)… Song song cùng nhiều loài linh trưởng khác như: khỉ đột (Gorin-Gorilla), vượn(Gibbon), đười ươi (Pongo Pygmacu), tinh tinh (Pan troglodytes), khỉ vọc xám (Presbytis pheyrei crepusculus), khỉ lùn (Bonobo)… Có gần 300 loài linh trưởng trên khắp trái đất, chủ yếu sinh sống trong rừng, ăn trái cây hoa quả. Một số ít ăn tạp, kể cả ăn thịt, cá, muối, sò biển…Trong thế giới tự nhiên, khỉ là loài tinh khôn, nhanh nhẹn, hoạt bát, có vóc dáng gần giống với con người, khỉ biết suy nghĩ cân nhắc hành động trước những việc khó như dùng cây hái trái trên cao, dùng miếng xốp để uống nước, dùng đá để đập hạt dẻ…Khỉ còn giúp người tìm ra nhiều cây thuốc quý như cây xuân hoa, hoàn ngọc có tác dụng giải độc, cây aspilia có tác dụng kháng khuẩn… Có thể nói khỉ, vượn, tinh tinh là những loài thông minh nhất chốn rừng xanh. Nhà nghiên cứu sinh vật học Charles Darwin (1809-1882) cho rằng loài khỉ, vượn là tổ tiên của loài người. Nếu đúng vậy thì ngày nay việc nhiều người dùng da, thịt, xương, óc… của “tổ tiên” để ăn, nấu cao, ngâm rượu, làm thuốc… như vậy có bị coi là “phạm thượng, thất lễ” hay không?Ở phương Tây và các nước phát triển, họ không ăn thịt khỉ, chỉ dùng trong các phòng thí nghiệm. Còn tại châu Á, người ta ăn thịt khỉ, lấy xương nấu cao, thậm chí có kiểu ăn thịt kinh hãi bằng cách dùng búa đập vào sọ khỉ sống, rồi múc óc ăn tươi rất man rợ. Người ăn óc khỉ kiểu này chắc cũng nhanh chóng bị tâm thần.Hình ảnh nhỏ nhắn như một đứa trẻ tội nghiệp chắp tay van xin, rồi tiếng búa chát chúa, những tia máu đau đớn phun ra, miệng đồ tể nguồm ngoàm máu me tanh tưởi khác nào cảnh của địa ngục, dạ xoa.

Xem thêm:   Tin tức về cơn bão số 12 các tỉnh Phú Yên đến Ninh Thuận có mưa rất to

cao-khi-co-tac-dung-gi

Cảnh làm thịt khỉ ghê rợn trong một lò nấu cao khỉ. Có lẽ ngày nay ít ai dám “hưởng lạc” kiểu này, nhưng “hưởng” theo kiểu “kinh tế thị trường” thì còn ghê hơn. Hàng loạt khỉ bị mắc bẫy đem xẻ thịt, nấu cao để cung cấp cho thị trường nhu cầu ngày càng cao. Loài khỉ khốn khổ bị dồn vào sống tận rừng sâu cũng không thoát. Con người giăng bẫy, săn bắn khắp nơi, làm cho chúng hiện đang nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng.Khỉ hiện đang được liệt vào loài quý hiếm trong Sách Đỏ cần được bảo vệ. Bất chấp cảnh báo từ các cơ quan chức năng, nhưng loài khỉ vẫn bị giết chết dần một cách tuyệt vọng. Chúng ta cần 1 chương trình hiệu quả về bảo tồn động vật, nếu chỉ có khai thác và tàn phá, một ngày con người sẽ chẳng còn gì để sống và làm thuốc.Người ta hay dùng cao khỉ toàn tính (thịt và xương khỉ nấu cao) để làm thuốc bổ, tuy nhiên hiệu quả của nó vẫn còn nhiều bàn cãi. Cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh xương khỉ có tác dụng chữa hiếm muộn, yếu sinh lý… Tác dụng thực sự của cao khỉ đang bị thổi phồng khi truyền miệng từ người này qua người khác. Nếu đem phân tích xương từ loài khỉ có một tỷ lệ thành phần như sau: 16,86% ni-tơ toàn phần, 0,56% Cl, 0,02% Ca, 0,85% a-xít amin, 0,03 phốt-pho tính bằng H3PO4, 4 phần triệu arsen và 1,88% tro. Tuy nhiên, chỉ có các phòng kiểm nghiệm thuốc mới có thể dùng phương pháp phân tích để kiểm tra chất lượng của cao khí.Chúng ta có thể dùng cao khỉ như một lựa chọn cân nhắc trong điều trị cho những trường hợp suy kiệt. Tuy nhiên chỉ nên dùng ở mức độ là thầy thuốc, có thầy thuốc chỉ dẫn kê đơn vì cao khỉ rất dễ bị giả hoặc bị pha trộn với các loại cao xương động vật khác. Người trong nghề hoặc chuyên gia thì có thể phân biệt bằng mùi, vị và độ tan chảy của cao trong miệng.Người “tay ngang” rất dễ bị nhầm nên tốt nhất hạn chế mua và sử dụng”.Yến Thanh(Theo Tuổi trẻ thủ đô)

Xem thêm nhiều bài viết hay của Blog Tâm sự gia đình: Ở đây

Dược sĩ Nguyễn Đức Châu:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *