Hướng dẫn những mẹo tẩy sạch cặn bẩn bám trong ấm, phích nước

Trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người Việt Nam ở nông thôn hay thành thị thì ấm đun nước là một vật dụng không thể thiếu để dùng để đun sôi nấu chín các thực phẩm trong bửa ăn và thức uống hàng ngày, nhưng khi đun bằng than hay củi thì bên trong thành ấm sẽ đen ố và mòn dần thường thì chúng ta sẽ mua ấm mới nhưng thật sự rất tốn kém sau đây thì tamsugiadinh.vn sẽ cùng các bạn đi tìm những phương pháp tối ưu để tẩy sạch cặn bẩn nhé!

Tổng hợp mẹo đánh bay cặn, vết bẩn bám trong ấm nước

Gạo tẻ tẩy sạch cặn bẩn từ bên trong

Bạn lấy một nắm gạo tẻ chưa vo cho vào phích nước sau đó rót đầy nước sôi và để yên trong khoảng 12 tiếng.
Khi hết 12 tiếng bạn đem đổ nước và gạo trong phích ra rồi lấy nước nóng tráng lại phích nước cho hết hạt gạo lúc đó bạn có thể nhìn thấy trong ruột phích đã sáng bóng như mới, se giúp tẩy sạch cặn bẩn một cách triệt để.

Lá trà tươi tẩy sạch cặn bẩn bám nhiều trên thành ấm

Nếu nhà bạn có lá trà tươi, hãy vo lá trà này cho vào phích sau đó đổ nước sôi 100 độ C vào ngâm 24 tiếng đồng hồ.
Sau khi 24 tiếng trôi qua, bạn đổ lá trà ra và tráng phích, nếu chưa sạch, hãy thao tác lại một vài lần nữa. Bởi có thể phích nhà bạn sử dụng quá lâu khiến cặn bẩn bám quá nhiều.

Xem thêm:   Hướng dẫn cách đặt tên cho con phù hợp vơi tuổi bố mẹ năm 2020

Chanh hoặc giấm trắng

Giấm trắng hoặc chanh có chứa axit acetic sẽ giúp nới lỏng các cặn khoáng. Sau khi điền đầy ấm đun với giấm/chanh và nước cất, để nguyên trong một giờ. Nếu ấm đun nước cực kỳ bẩn, bạn cần tăng thời gian ngâm khoảng 30 phút nữa.
Sau một giờ ngâm ấm đun nước, bật bình để đun sôi ấm nước. Sau khi đun sôi, tiếp tục để nguyên hỗn hợp nước ấm có chanh trong bình thêm 20 đến 30 phút. Chúng sẽ tiếp tục nới lỏng các cặn khoáng. Sau khi nước nguội hoàn toàn, rửa lại bằng nước sạch một vài lần. Ấm đun nước của bạn sẽ sạch cặn khoáng mà còn thơm mùi chanh.

Baking soda

Hầu hết các ấm đun nước đều làm bằng nhôm, vì vậy, có thể bỏ một thìa nhỏ baking soda vào, đun sôi lên vài phút là cặn có thể được loại bỏ. Hoặc cũng có thể đổ baking soda có độ đặc 1%, thêm 500ml nước, lau nhẹ đáy ấm là sạch.

Vỏ trứng

Vỏ trứng cũng có tác dụng lấy đi lớp cặn bám dính trên ấm đun nước một cách dễ dàng. Đập vụn vỏ trứng và đặt vào trong ấm đun nước, sau đó đổ khoảng nửa ấm nước, dùng đũa quấy đều rồi nấu khoảng nửa tiếng. Đổ vỏ trứng ra, lau sạch 2 lần là các cặn bẩn bị bong ra và ấm lại sạch bóng.

Phương pháp nóng lạnh để bóc cặn nước

Chúng ta đều biết mọi vật đều có tính chất nóng nở ra, lạnh co lại. Trong trường hợp này có thể áp dụng sự nở ra và co lại không đồng đều của thành ấm và lớp cặn. Đầu tiên cho ấm nước lên bếp đun không, đến khi thấy đáy ấm bị nứt ra hoặc có chăng tiếng nổ lách tách thì nhanh tay nhấc ấm ra và dìm ngay xuống nước lạnh (chú ý không để nước trào vào trong bình) làm như vậy vài lần thì màng cặn sẽ tự bóc ra hết.

Xem thêm:   Siscom đơn vị sản xuất ống gió hàng đầu Việt Nam

Khoai tây

Tẩy cáu nước bằng vỏ khoai tây: nồi, ấm nhôm dùng một thời gian sẽ có 1 lớp cáu, bạn cho vỏ khoai tây vào nồi, đổ một ít nước, đun sôi khoảng 10 phút, lớp cáu sẽ hết.Có rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng cách làm sạch cặn bẩn của ấm đun nước bằng phương pháp dùng khoai tây vì hiệu quả bất ngờ của chúng. Đối với những ấm đun nước mới mua về, bạn hãy gọt vỏ của 3 củ khoai tây và cho phần vỏ vào ấm đun sôi cùng với nước trong khoảng 7 phút, rồi rửa sạch ấm. Việc làm này giúp cặn bẩn hạn chế bám vào ấm trong những lần sử dụng sau. Đối với những chiếc ấm cũ có nhiều vết cáu bẩn, bạn cũng thực hiện cắt vỏ khoai tây hoặc cắt nhỏ củ khoai tây cho vào ấm rồi đun với nước trong khoảng 10 phút. Bạn sẽ thấy những vết bẩn cứng đầu bong ra.

Ảnh: Repair và Vndoc
Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *