Tử vi Xem bói Quan niệm “bằng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” có ý nghĩa gì với hôn sự

Ngày xưa, các cụ thường có câu lấy chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn để nói lên việc hai vợ chồng cùng tuổi khi lấy nhau về sẽ hòa hợp từ cuộc sống vợ chồng đến công danh sự nghiệp. Thế nhưng trong thực tế, cứ nhìn các đôi vợ chồng bằng tuổi hiện nay thì câu nói của các cụ ngày xưa đã còn đúng không. Thì hôm nay hãy cùng tâm sự gia đình đọc bài viết sau để xem câu nói lấy chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn có đúng không nhé! 

Câu chuyện về việc vợ chồng cùng tuổi

Tôi và anh ấy đã yêu nhau ròng rã 7 năm, gia đình nhà chồng tương lai rất ủng hộ hôn sự của chúng tôi
Kính chào chuyên gia,
Tôi đã yêu và gắn bó với bạn trai được 7 năm. Tôi và anh ấy bén duyên nhau từ lúc tôi học năm thứ 3 đại học. Sau khi ra trường và đi làm đến nay đã 5 năm, chúng tôi đều có một thu nhập ổn định và chuẩn bị tính đến chuyện dọn về sống chung một nhà.
Cuối năm trước, để chuẩn bị cho hôn sự của cả hai, anh đã xin chuyển về đất liền, lương có giảm nhưng cũng không thấp hơn là mấy. Tôi và anh cũng đã đi xem nhà, xem đất, lựa chung cư và cũng gom góp được kha khá tiền để chuẩn bị mua nhà trả góp.
Vốn ban đầu, chúng tôi nghĩ bụng, cả hai đứa bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, cha mẹ hai bên, đặc biệt là nhà tôi sẽ không phản đối hay có ý kiến gì. Khi anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ, hai bác rất ưng ý. Duy chỉ có điều, khi anh về nhà tôi, mẹ tôi lại ghét ra mặt.
Bà bảo: “Dần – Thân – Tị – Hợi tứ hành xung, hai đứa nhất quyết không thể lấy nhau được. Con Hiền nó Kỷ Tị, còn cháu thì Quý Hợi, rõ rành rành là lấy nhau về kiểu gì cũng sẽ đổ vỡ, tan nát, không ly dị thì cũng khắc mệnh nhau đến tai nạn mà thôi!”.
Điếng người khi nghe mẹ nói thế, tôi và anh chỉ biết rút lui thật gọn. May mắn là trong khi mẹ tôi phản đối thì anh cố gắng vun vén khéo léo không để bố mẹ bên đó biết chuyện. Chính hai bác cũng hoàn toàn không nặng nề về vấn đề tuổi tác và rất ủng hộ cho anh và tôi tác thành với nhau.
Hỏi gặng mãi thì tôi mới biết, mẹ nhắm tôi cho một anh chàng cùng tuổi ở quê, con nhà cán bộ chủ tịch xã, đứng đắn đàng hoàng với lý do “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”.

Xem thêm:   Danh Sách 24 Loại Thực Phẩm Chức Năng Cho Phụ Nữ Tuổi 40 Tốt Nhất Hiện Nay
lấy chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn
Tử vi Xem bói Quan niệm “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” chẳng có ý nghĩa gì với hôn sự

Tôi tiếp xúc thì thấy anh ta khá an phận thủ thường, con nhà giàu có nhưng không biết suy nghĩ, biết nhìn xa trông rộng, cũng không biết tự gây dựng kinh tế và coi trọng đồng tiền như bạn trai tôi.
Xin hỏi chuyên gia, tôi nên làm thế nào để thuyết phục mẹ? Tôi và bạn trai hoàn toàn có thể tự tổ chức đám cưới, và tốt hơn nữa là bố mẹ chồng tương lai đang sẵn lòng đón tôi về ở chung ngay từ bây giờ.
Mong chuyên gia lý giải cho tôi rõ, tứ hành xung là xung cái gì, khắc cái gì. Nếu thật sự xung khắc thì tôi nên làm thế nào? Có phải cứ lấy chồng bằng tuổi là nằm duỗi mà ăn không? Tôi thấy mọi người bảo kể cả bằng tuổi nhưng người tuổi Dần và Thìn, Tỵ cũng nên tránh lấy nhau. Cách nói nào mới đúng đây thưa chuyên gia?

Lê Hoàng Mai (Bình Dương, TP.HCM)

Chuyên gia tử vi nói về việc lấy chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn

Chào bạn,
Chúng tôi xin trả lời lần lượt từng câu hỏi bạn đặt ra trong thư như sau:

Về việc chọn tuổi kết hôn theo quan niệm cùng tuổi nằm duỗi mà ăn

Trong khi “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” là một quán ngữ thì “tứ hành xung” cũng chỉ là một trong những phương pháp xác định phương hướng, vị trí các cung địa bàn và quy luật chu chuyển của ngũ hành. Cả hai vấn đề này đều không liên quan đến việc chọn tuổi vợ chồng và hạnh phúc gia đình…
Đã có khá nhiều bài viết, phát ngôn của các thày phong thủy – tử vi giải thích, hướng dẫn về “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” trên các trang mạng xã hội, mạng phong thủy… Nhưng theo tôi, nếu không phải là những quan điểm dị đoan, thì cũng là cách hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về vấn đề này.
Có thể khẳng định “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” là một quán ngữ (tập quán nói) hay một cấu trúc ngôn ngữ khá ổn định, được sử dụng phổ biến trong lối nói dân gian với đầy đủ tính chất “từ loại” của một đơn vị ngôn ngữ.
Nó tuyệt đối không phải là lời đoán, lời tiên tri hay sấm truyền nào đó, không có giá trị vận dụng trong việc chọn vợ gả chồng và không liên quan đến hạnh phúc gia đình của bất kỳ người nào. Quyết định chuyện trăm năm của đời người mà dựa vào tiêu chí “cùng tuổi” để mưu cầu hạnh phúc thì thực là sai lầm, phiến diện.

lấy chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn
Tử vi Xem bói Quan niệm “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” chẳng có ý nghĩa gì với hôn sự

Xin khẳng định rằng, quan niệm “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” không có giá trị vận dụng trong việc chọn vợ gả chồng

Về “tứ hành xung” và “ngũ hành tương xung, tương khắc”

Xin được nói rõ cho bạn hiểu, đây là những thuật ngữ mang tính chất “công thức” ghi nhớ trong thần học; đồng thời chỉ rõ những tính chất cơ bản mang tính quy luật hình thành, vận động của vũ trụ. Nói “hành xung” lại càng sai, vì ngũ hành thuộc Thiên can, không có quan hệ tương xung, chỉ có các quan hệ “sinh, khắc, hóa, hợp, hòa” với nhau mà thôi.
– “Tứ hành xung” hay “tứ xung” là lối nói dân gian của người Việt, thực tế phải nói “lục xung” mới chính xác. Người ta dùng tên gọi 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão…) để định vị các cung địa bàn: Tý ở chính Bắc, vòng từ trái sang phải, tiếp sau Tý là vị trí cung Sửu, sau Sửu là cung Dần…
“Xung” nghĩa gốc là “đối xứng” với nhau, không mang nghĩa khắc, sát hay loại trừ lẫn nhau, cũng không mang nghĩa “xung đột”. Do địa chi có 12 vị, nên cứ sau 6 vị lại có 1 cặp địa chi đối xứng với nhau. Thuật ngữ thần học căn cứ quy luật đó gọi là “lục xung”.
– Thày địa lý, phong thủy, tử vi đẩu số, tứ trụ, bát tự… khi nói đến cung Hợi chẳng hạn, đếm thuận đến cung thứ 6 sẽ là cung đối xứng với Hợi, đó là cung Tỵ. Theo quy luật đó, các cặp Dần – Thân và Tỵ – Hợi đối xứng nhau qua hai đường vuông góc từ Dần kẻ thẳng đến Thân và từ Hợi kẻ thẳng đến Tỵ; hai cặp “bộ tứ” còn lại gồm: Mão – Dậu, Tý – Ngọ và Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.
Những người thày bói, thày tử vi, địa lý… khiếm thị hoặc mù lòa vận dụng hệ thống thuật ngữ: Lục xung, tam hợp, lục hợp, nhị hợp… để bấm rất nhanh và chính xác các cung địa bàn trên bàn tay trái của họ, từ đó tính toán, dự đoán theo hệ thống sao, hệ ngũ hành, vận khí xuất hiện trong các cung đó. Tuyệt đối không có chuyện người tuổi Hợi xung khắc (xung đột) với người tuổi Tỵ hoặc ngược lại.
– Đối với những người xem ngày giờ (lịch pháp) hoặc nghiên cứu về thần sát, việc mượn tên 12 địa chi để ghi nhớ phương hướng (Tỵ ở hướng Đông Nam, Ngọ ở hướng Nam, Hợi ở hướng Tây Bắc…) giúp họ tính toán nhanh và không nhầm lẫn.
Nếu biết ngày mùng 1 là ngày Hợi thì lập tức tính được ngày mùng 7 là ngày Tỵ, và ngày 13 lại là ngày Hợi, vì Hợi và Tỵ đối xứng nhau qua 6 vị địa chi (lục xung). Theo khẩu quyết tính thiên can “kỳ can số gia thất, thoái nhất vị, chi xung chi”, tức là lấy số can ngày (tháng, năm) đã biết cộng 7, rồi bớt đi 1 để được số can ngày (tháng, năm) cần tìm (chỉ lấy số hàng đơn vị).

Xem thêm:   Chuyện ma có thật ở Hà Nội, tìm hiểu thật hư về câu chuyện ma này
lấy chồng bằng tuổi liệu có nằm duỗi mà ăn
Tử vi Xem bói Quan niệm “bằng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” chẳng có ý nghĩa gì với hôn sự

Tứ hành xung thực ra phải nói cho chuẩn là lục xung chỉ là thuật ngữ mang tính chất “công thức” ghi nhớ trong thần học, đặc biệt có liên quan đến 12 địa chi
– Ví dụ: Biết ngày mùng 1 là ngày Quý Hợi (số thiên can là 3), tính thiên can ngày mùng 7. Theo khẩu quyết, lấy 3 + 7 – 1 = 9 là ngày Kỷ; chi xung chi tức Hợi đối xứng Tỵ nên ngày mùng 7 là ngày Kỷ Tỵ; và thiên can ngày 13 là: 9 + 7 – 1 = 15, lấy số hàng đơn vị là số 5, tức ngày 13 là ngày Ất Hợi.
Nếu biết tháng Giêng là tháng Giáp Dần thì lấy 4 + 7 – 1 = 10, lấy số không (0) ở hàng đơn vị thì biết ngay tháng 7 là tháng Canh Thân; biết năm nay là năm Bính Thân thì 7 năm sau, lấy 6 + 7 – 1 = 12 sẽ là năm Nhâm Dần…
Tương tự, tháng Giêng và tháng 7 đối xứng nhau qua 6 vị địa chi, tháng 2 và tháng 8, tháng 3 và tháng 9… đối xứng nhau qua 6 vị địa chi. Nói “chữ” theo thần học và lịch pháp sẽ là: Nhất – thất, nhị – bát, tam – cửu, tứ – thập… đều thuộc quan hệ của quy luật “lục xung”. Nếu cho rằng Dần – Thân xung (khắc) nhau, lẽ nào tháng giêng (Dần) xung khắc tháng 7 (Thân)?!

Muốn so tuổi vợ chồng khi kết hôn, vợ chồng bằng tuổi cần những gì?

Tóm lại, dù gọi là “tứ xung”, “tứ hành xung” hay “lục xung” thì cũng chỉ là công thức tính toán trong lịch pháp và thần học. Muốn so tuổi vợ chồng thì phải biết rõ ngày, giờ, tháng và năm sinh của cả hai bên. Từ đó định lượng ngũ hành, tính vận số của từng người rồi đem kết quả so sánh với nhau để đi tới kết luận hợp hay không hợp.
Ngày nay, do thiếu hiểu biết, các “thày” sử dụng cách định vị, định hướng, tính toán lịch pháp theo tên gọi địa chi để chọn vợ gả chồng (kể cả tính tuổi sinh con) là hoàn toàn sai lầm.
Thậm chí nhiều “thày” còn dựa vào đặc điểm của những con vật biểu tượng trong địa chi (hổ, rắn, lợn, khỉ…) để dự đoán tính cách, đặc điểm, số mệnh của con người. Những điều dị đoan, thô thiển như vậy cần phê phán và loại bỏ.

Xem thêm:   Cách sinh con theo vòng Tràng sinh hợp tuổi cha mẹ
Tử vi Xem bói tứ hành xung có ý nghĩa gì với hôn sự
Tử vi Xem bói Quan niệm “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” và “tứ hành xung” chẳng có ý nghĩa gì với hôn sự

Chọn tuổi dựng vợ gả chồng, chỉ cần đầy đủ các dữ kiện ngày, giờ, tháng, năm sinh của hai bên là đủ đồng thời cần dựa trên cơ sở tình yêu, thông cảm và nguyện vọng của đương sự là chính chứ không thể ép uổng thành duyên thành phận
Bạn đọc thân mến! Chọn tuổi dựng vợ gả chồng phải được thực hiện trên cơ sở khoa học về âm dương ngũ hành, với đầy đủ các dữ kiện ngày, giờ, tháng và năm sinh của cả hai bên. Đồng thời phải thực hiện theo nguyên tắc của phép “Lữ Tài hợp hôn” hoặc “Bát tự hợp hôn”, không thể tin theo vài câu nói “quen mồm” trong dân gian.
Xây dựng hạnh phúc gia đình và cuộc sống vợ chồng phải trên cơ sở tình yêu, sự thông cảm, sẻ chia và nguyện vọng của đương sự. Đồng ý rằng cha mẹ nào cũng muốn “đặt đâu con ngồi đấy” vì hạnh phúc của con mình; nhưng nếu dựa vào nhưng điều sai lầm nêu trên thì rất dễ “đặt con vào cái cọc buộc trâu”. Kính mong các bậc phụ huynh thương con đúng cách để tránh “thương nhau như thế chẳng bằng hại nhau”.

Lấy vợ bằng tuổi nằm duỗi mà ăn có phải đúng như vậy không?


(Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *