Thông tin bão số 12, dự báo các tỉnh miền trung sẽ đón cơn bão số 13

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19 giờ ngày 10.11, vị trí tâm bão Vamco ở khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách phía Nam đảo Luzon (Philippines) khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Vùng gần tâm bão gió mạnh nhất đạt cấp 9, tương đương tốc độ gió từ 75 – 90 km/giờ, giật cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 13 di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh thêm.

Bão Vamco di chuyển rất nhanh và mạnh

Cơn bão Vamco có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Dự báo trong 24 giờ tới, cơn bão số 13 sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 11.11, vị trí tâm bão Vamco ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông, cách phía Nam đảo Luzon (Philippines) khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135 – 150km/giờ), giật cấp 16.

bão số 13

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Vamco sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20 – 25km, đi vào Biển Đông. Đến 19 giờ ngày 12.11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 – 12 (100 – 135km/giờ), giật cấp 14.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 13.11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 – 135km/giờ), giật cấp 15.Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Theo ông Mai Văn Khiêm, nguyên Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy quốc gia, bão Vamco có hoàn lưu rộng, khi đi vào các đảo của Philippines ít có khả năng tiêu tán nên dự báo khi tiến vào Biển Đông trở thành cơn bão số 13 trong ngày 12.11, nó vẫn giữ được cấp 12, giật cấp 15. Sau khi vào Biển Đông, bão số 13 di chuyển nhanh, tiếp tục hướng nhanh vào đất liền các tỉnh Trung bộ. “Dù cường độ bão số 13có thể thay đổi nhưng nó không giảm được nhiều như các cơn bão vừa qua và chúng tôi nhận định đây vẫn là cơn bão mạnh”, ông Khiêm nói.

Xem thêm:   Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đôi nét về sự nghiệp và các tác phẩm

Cùng ngày, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai với các bộ, ngành để ứng phó mưa bão số 12 và bão số 13. Phó thủ tướng nhấn mạnh, các tỉnh miền Trung liên tiếp đón nhận 2 cơn bão kèm theo mưa lớn dài ngày sẽ là tình huống tiếp tục đe dọa an toàn đến tính mạng, tài sản của người dân. Công tác ứng phó trước hết là mưa lũ sau bão số 12 ở các địa phương cần đặc biệt cảnh giác với sạt lở đất ở khu vực vùng núi, lũ lụt chia cắt cô lập nhiều khu dân cư. Các bộ, ngành Trung ương phối hợp, hỗ trợ các địa phương tập trung nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra

Cập nhập thông tin cơn bão số 12

Vào lúc 17h30 chiều 10/11, ông Nguyễn Trung Chánh – nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) – mới thở phào nhẹ nhõm sau khi sơ tán kịp thời 819 hộ với 2.130 người dân ở vùng nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn.

Theo ông Chánh, vào trưa ngày 10/11 nước sông Kỳ Lộ vẫn đang ở mức khoảng báo động 1, nhưng chỉ vài giờ sau đó khi hồ thủy lợi Phú Xuân tăng lượng xả lũ để điều tiết và thủy điện La Hiêng 2 tăng lượng nước qua tràn thì sông Kỳ Lộ tại thị trấn La Hai và các xã lân cận nước dâng lên bất ngờ, xấp xỉ rơi vào báo động 3.

bão số 13

Hồi 16h cùng ngày, thị trấn La Hai và nhiều nơi bắt đầu có hiện tượng ngập nước dẫn đến một số hộ dân bị chia cắt, nước tràn vào nhà. Nhưng nhờ có phương án sơ tán kịp thời , nên đã sơ tán hơn 2.100 người dân đến nơi tránh lũ kịp thời và an toàn.

Đến 17h30 chiều ngày 10/11, ông Nguyễn Tấn Chân – nguyên chủ tịch UBND huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) – còn đi thuyền cùng lực lượng chức năng bảo hộ vào kiểm tra việc sơ tán 50 hộ dân vùng trũng thấp của thôn Phú Thuận (xã Hòa Mỹ Đông) của huyện này.

Xem thêm:   Black Friday là gì? Cơ hội mua sắm cho dân sale nhân dịp Black Friday.

Khoảng 11h ngày 10/11, nước sông Bánh Lái bất ngờ đột ngột dâng cao, nhiều con đường tại các xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh bị nước lũ băng qua, làng xã bị chia cắt. Có khoảng hơn 300 nhà dân bị cô lập do lũ, trong đó 50 nhà ở thôn Phú Thuận bị nước ngập vào nhà.

Cơn bão số 12 đã gây mưa cực lớn cho tỉnh Phú Yên từ chiều tối ngày 9 đến chiều 10/11 với lượng mưa phổ biến 157,6 – 341,8mm. Cùng với đó, lượng nước mưa từ Tây Nguyên đổ về khiến các hồ thủy điện, thủy lợi phải xả lũ về hạ du làm nhiều nơi lũ lên nhanh, ngập lụt trên diện rộng.

bão số 13

Ông Trần Hữu Thế – phó bí thư Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên – cho biết đến chiều 10/11 toàn tỉnh phải sơ tán hơn 7.200 dân tránh lũ, sạt lở đất, triều cường.

 

Tuy nhiên, ông Thế cảnh báo nước lũ trên các sông trong tỉnh Phú Yên dự báo còn lên cao trong 1 – 2 ngày tới, lũ lụt có thể còn kéo dài nên cán bộ và người dân không được chủ quan, “nhất là quá buồn khi cuối ngày 10/11 có 1 người ở huyện Phú Hòa đi xem nước lũ rồi trượt chân, lũ cuốn mất tích”. Ông Thế yêu cầu các địa phương, sở, và ban ngành “an toàn của dân phải đặt lên trên hết”.

Trước đó, để tránh thiệt hại do bão số 12 có thể gây ra, chiều tối ngày 9/11 tỉnh Phú Yên đã đưa hoặc cưỡng chế đưa 4.101 người nuôi hải sản trên các bè trong đầm, vịnh vào bờ tránh bão. Số người này vẫn bị các địa phương yêu cầu ở lại trong bờ đến ít nhất là sáng ngày 11/11, khi mà sóng gió lặng bớt, an toàn thì người dân mới được phép trở lại lồng, bè.

Nhờ công an, bộ đội đến ứng cứu kịp thời

Chiều 10/11, tại hai xã Vạn Bình và xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chỉ trong vòng từ 10h-14h nước bất ngờ lên rất nhanh, chảy về ào ạt khiến nhiều khu dân cư bị cô lập. Các cơ quan chức năng của huyện Vạn Ninh đã sơ tán kịp thời toàn bộ người dân vùng ngập đến nơi an toàn.

Thượng tá Lý Hải Chiến – nguyên phó trưởng Công an huyện Vạn Ninh – cho biết hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã kịp thời đưa 21 hộ dân về UBND xã Vạn Bình tạm nghỉ và trú bão. Trong số người dân được cứu có 4 cụ già do bị ngấm nước lạnh quá lâu, sức khỏe yếu, nên có dấu hiệu mệt mỏi đã được đưa đến bệnh viện điều trị.

Xem thêm:   Dầu cao sao vàng của Việt Nam bất ngờ có giá thành cao tại nước ngoài

bão số 13

Ông Trần Phẩm (75 tuổi, trú thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình) vừa ăn vội hộp bánh ướt và vừa nói mình và người dân quá may mắn vì được kịp thời di tản kịp. Ông Phẩm cho biết ông sống đến từng này tuổi nhưng chưa bao giờ gặp cảnh tượng lũ lụt dâng cao bất ngờ như đợt này.

“Từ 10h sáng nước đột ngột chảy về ngập vào sân, rồi nền nhà. Nước cứ dần dần dâng lên ngang mép giường, qua mặt bàn. Chúng tôi cứ phải kê đồ đạc đến 4 lần, đến khi nước ngập cao ngang cổ người thì mới tìm nơi cao đứng chờ cứu hộ. Cũng rất may canô của chú công an, bộ đội đến kịp và cứu chúng tôi về đây” – ông Phẩm vui mừng kể lại

Cũng vừa thoát nạn, bà Trần Thị Nguyện (64 tuổi, trú cùng thôn ông Phẩm) cho biết nước lũ dâng cao quá bất ngờ, ngập hết đồ đạc khiến cho bà không kịp trở tay. Bà Nguyện kêu sang mấy nhà hàng xóm nhưng nhà ai cũng bị chia cắt. “Các chú bộ đội, công an ngay sau đó đã đến động viên, và yêu cầu mọi người phải lên canô để đi tránh bão. Tất cả quần áo cũng ngấm nước hết, về tới xã mới được cấp cho bộ đồ ấm, giờ mới hết run” – bà Nguyện xúc động.

bão số 13

Ông Lê Hồng Phương – nguyên phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) – cho biết từ sáng 10/11 huyện đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện như canô, xuồng máy đến từng nhà dân yêu cầu di tản khẩn cấp. Trước đó tối ngày  9/11, các cơ quan chức năng của huyện đã di dời hơn 2.000 lao động khỏi các lồng bè trên biển vào bờ tránh bão.

Huyện cũng cắt cử lực lượng tại các cầu cảng, đường đi để ngăn chặn người dân quay lại lồng bè, điểm nguy cơ nhằm đảm bảo an toàn.

“Bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền là biện pháp cưỡng chế đưa người dân rời khỏi nhà đi tránh bão để không xảy ra những sự cố đáng tiếc về mặt con người. Như trong chiều tối 9/11 huyện đã kiên quyết di dời 27 hộ dân, 108 nhân khẩu tại khu vực nguy cơ sạt lở ở xã Đại Lãnh đến nơi an toàn” – ông Phương nói.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *