Chị Lips Phạm đang sở hữu một khu vườn rộng thoáng với đủ các loài hoa như hồng, ông lão, tulip, nghệ tây, cúc… Trong những ngày hè này, vườn nhà chị còn lung linh rực rỡ hơn nhờ những khóm hoa dạ yến thảo bé bé, xinh xinh khoe sắc dịu dàng.
Chị Lips Phạm cho biết, dạ yến thảo là loài hoa ưa sáng, ưa nắng, có thể trồng vào cuối xuân đầu hè để mùa hè và thu, hoa nở tươi tắn từng khóm, từng bụi. Chị rất thích học cách trồng và chăm hoa nên đã chịu khó sưu tầm khá nhiều màu, nhiều loại dạ yến thảo để tạo nên những bụi hoa, thảm hoa đẹp hút mắt trong vườn nhà.
Hướng Dẩn Quy Trình Học Cách Trồng Và Chăm Hoa
Chị Lips thường trồng dạ yến thảo đơn ở các chậu và bồn hoa tạo thành chùm khi nở khá xinh xắn, nổi bật trong vườn. Ở hàng rào hoặc những giỏ treo, chị thường trồng dạ yến thảo kép để tạo độ rủ và phủ thành khóm đẹp lung linh sắc màu tô điểm cho không gian ngoại thất.
Cách gieo hạt
Chị Lips Phạm chia sẻ, mỗi năm chị thường đi mua các gói hạt dạ yến thảo về để gieo hạt trên các chậu, bồn hoặc ở gần hàng rào trong vườn nhà. Tìm mua hạt dạ yến thảo khá dễ vì đây là loài hoa được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có thể tạo nên vẻ đẹp nổi bật, duyên dáng cho những góc nhỏ không gian mà chúng hiện diện nên được ưu ái trồng nhiều.
Cách gieo hạt cũng khá đơn giản, chị Lips cho biết, chị mua hạt về, sau khi bỏ lớp đất xốp lên chậu và bồn hoặc nơi trồng trong vườn, rải một lớp hạt đều lên trên, sau đó phủ một lớp đất mịn, mỏng lên trên. Để hạt cố định trong đất, chị Lips thường dùng vòi phun nhẹ nhàng lên phía trên lớp đất mới rải. Cách làm này còn giúp tạo độ ẩm cho đất và giúp hạt được cố định trong đất và ổn định nhiệt độ để chuẩn bị nảy mầm.
Chị Lips chia sẻ, sau khi gieo khoảng 1 tuần hạt dạ yến thảo sẽ nảy mầm. Lúc này cần căng lưới mỏng xung quanh nơi trồng để tránh bị kiến hoặc ốc sên ăn hạt hoặc ăn mầm cây.
Cách làm đất
Để cây hoa có điều kiện phát triển và sinh trưởng tốt nhất, chị Lips Phạm thường mua đất xốp được trộn sẵn ở cửa hàng về bỏ vào chậu, bồn và rải lên lớp đất trong vườn để trồng. Mỗi chậu dạ yến thảo chỉ trồng vài cây, nên trồng cây trong khoảng đất rộng thoáng, bồn có độ sâu và rộng để cây có thể đẻ nhiều nhánh và phát triển nhanh chóng. Dạ yến thảo không ưa chật hẹp và trồng dày, khi trồng ở mật độ quá dày cũng khiến cây còi cọc, chậm lớn, chị Lips lưu ý.
Chị Lips cũng cho biết, nên trồng cây ở đất có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu trồng dạ yến thảo ở vùng đất thịt, cây sẽ chậm lớn và nở hoa không đẹp.
Cách trồng và chăm hoa
Theo kinh nghiệm của chị Lips Phạm, dạ yến thảo là loại cây ưa sáng. Vì thế khi gieo hạt lên cây con, cần tưới nước thường xuyên và tưới vừa phải, vừa đủ, không nên tưới quá nhiều và quá đẫm, cũng không nên để đất khô quá khiến cây chậm phát triển, còi cọc, vàng lá. Khi cây đến độ trưởng thành, cây sẽ nở hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác. Chỉ cần chú ý một chút đến những cách chăm sóc và bón phân là cây sẽ nở hoa đều đặn. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên chăm sóc, không tỉa lá già, cành héo và chăm sóc kịp thời, cây cũng nhanh bị lụi và nở ít hoa, hoa nở màu sắc cũng không đẹp.
Chỉ cần chú ý một chút đến những cách chăm sóc và bón phân là cây sẽ nở hoa đều đặn. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên chăm sóc, không tỉa lá già, cành héo và chăm sóc kịp thời, cây cũng nhanh bị lụi và nở ít hoa, hoa nở màu sắc cũng không đẹp.
Khi cây con đã lớn, được chị Lips trồng vào vị trí ổn định, chị thường bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần/ 1 lần. Bên cạnh đó, chị chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây từ sáng đến chiều từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa. Chị Lips cũng lưu ý, dù cây dạ yến thảo khá ưa nắng và chịu nhiệt tốt, nở hoa quanh năm nhưng khi cây con mới lớn lại không nên đặt ở vị trí quá nhiều nắng khiến cây không thích nghi kịp thời.
Khi cây đã lớn khoảng 1 gang tay, thân cây có độ cứng cáp nhất định, chị Lips sẽ tách chậu để trồng ở những vị trí yêu thích, thoáng sáng trong vườn. Tuy nhiên lúc này vẫn nên tránh những vị trí có nhiều gió lớn, dễ gây tổn thương đến cây con.
Khi cây đã lớn khoảng 1 gang tay, thân cây có độ cứng cáp nhất định, chị Lips sẽ tách chậu để trồng ở những vị trí yêu thích, thoáng sáng trong vườn. Tuy nhiên lúc này vẫn nên tránh những vị trí có nhiều gió lớn, dễ gây tổn thương đến cây con.
Dạ yến thảo cũng rất dễ bị sâu bệnh nếu không được chăm chút từng ngày. Vì thế khi cây bắt đầu ra hoa, chị Lips thường tỉa cành, ngắt bỏ lá già, lá héo, hoa đã bắt đầu tàn. Lá cây, tán cây được thông thoáng cũng là lúc chị tiếp tục bón phân hữu cơ giúp cây chuẩn bị ra hoa đợt mới.
Đó cũng là cách giúp cây khỏe mạnh, tránh bị nhiễm sâu bệnh. Một bí quyết nhỏ nhưng ‘có võ’ của chị Lips đó là khi cây mọc mầm chuẩn bị ra hoa, chị thường bón bổ sung thêm rong biển giúp cây ra nhiều hoa, bông hoa cũng đẹp hơn, màu sắc rực rỡ hơn.
Bên cạnh đó, vào những ngày mưa nhiều, chị Lips thường di chuyển chậu cây vào nơi thông thoáng hạn chế ảnh hưởng của mưa. Với những bụi cây trồng trong vườn, sau khi tạnh mưa chị lại xới đất cho gốc thông thoáng, nhanh thoát nước, tỉa bớt những cành hoa bị gãy, giập sau mưa giúp cây được tốt tươi trở lại.
Tham khảo thêm:
Tuệ Lâm
Theo Màn ảnh Sân khấu
Tham khảo các giống dạ yến thảo
STT | Tên sản phẩm | Giá Sale | Giá cũ | Link đặt mua |
1 | Cây hoa dạ yến thảo F2 tím | 30,000 | ||
2 | Dạ yến thảo F2 rủ | 42,000 | ||
3 | Cây dạ yến thảo F1 phối màu 30cm | 48,000 | ||
4 | Cây dạ yến thảo F1 (Hồng) | 276,000 | ||
5 | Cây dạ yến thảo F1 (Hồng) | 276,000 | ||
6 | Dạ yến thảo Mexico | 30,000 | ||
7 | Hạt giống dạ yên thảo sọc Mix Phú Nông PN-08 0,05g | 21,500 | ||
8 | Cây hoa dạ yến thảo F2 trắng | 30,000 | ||
9 | Cây dạ yến thảo nhập khẩu | 444,000 | ||
10 | Cây dạ yến thảo F1 (Tím) | 276,000 | ||
11 | Hạt giống hoa dạ yên thảo Mix Phú Nông PN-07 0,05g | 21,500 | ||
12 | Cây dạ yến thảo F1 (Tím nhạt) | 276,000 | ||
13 | Cây hoa dạ yến thảo F2 hồng | 30,000 | ||
14 | Hạt giống dạ yên thảo sọc Mix PN-08 | 23,900 | ||
15 | Cây hoa dạ yến thảo | 169,000 | ||
16 | Cây dạ yến thảo nhập khẩu | 192,000 |
Xem thêm:
- Kem chống nắng Super Perfect The Face Shop review sản phẩm hot nhất
- Top 7 quán ốc ngon Hà Nội nức tiếng
- Nuôi chó hợp tuổi nào? Cẩm nang chọn vật nuôi hợp mệnh mang lại may mắn cho chủ nhà
- Cặp đôi Kỷ Tỵ và Nhâm Thân có hợp nhau không? Hay sẽ gặp rào cản “tứ hành xung”?
- Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 2)
- [REVIEW] 10 serum vitamin C dưỡng da tốt nhất