Các gia đình nên điều trị thế nào khi các bé 5 tuổi cười bị hở lợi

Chào bác sĩ. Bé nhà tôi năm nay 5 tuổi. Khi bé cười để lộ ra ngoài phần lợi răng hơi nhiều. Xin hỏi bác sĩ là sau khi thay răng sữa thì tình trạng cười hở lợi của bé có khắc phục được không? Và có cách nào để khắc phục tình trạng hở lợi ? Vì bé là con gái, sau này lớn lên mà có nụ cười hở lợi tôi lo cháu sẽ gặp khó khăn trong chuyện chồng con.
Cháu còn bị sâu răng nữa, mặc dù tôi rất có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng cho cháu từ rất sớm. Việc cháu bị sâu răng sau này có ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn không thưa bác sĩ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Lời khuyên cho gia đình có các bé bị hở lợi

Bác sĩ Vũ Thị Duyên:

Chào bạn, 
Đối với những trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi thì rất khó để có thể nói rằng cháu bị hô răng hay hô xương. Bởi vì răng của cháu là răng sữa. Đến 6 tuổi sẽ bắt đầu được thay thế bằng những răng vĩnh viễn khác. Bộ răng vĩnh viễn sẽ không giống với bộ răng sữa. Có nghĩa là, ở những trẻ có bộ răng sữa xấu hay đẹp thì sau này cũng không có nghĩa là bộ răng vĩnh viễn cũng xấu hay đẹp theo răng sữa.
Ở độ tuổi này, các cháu đang có sự phát triển rất mạnh mẽ về cơ thể nói chung và về hệ thống nhai – xương hàm – răng nói riêng. Bởi vì còn đang ở giai đoạn phát triển, định hình nên rất khó nhận định rằng xương của cháu có bị hô hay không, sau này lớn lên cháu cười có bị hở lợi hay không.
Khi bước qua tuổi dậy thì (khoảng 14 tuổi), sự phát triển về mặt thể chất sẽ dần chậm lại, lúc này bộ răng vĩnh viễn cũng được hoàn thiện. Đến lúc đó mới có thể nhận định xương hay răng của cháu bị hô. Để phát hiện sớm (trước tuổi dậy thì) sự bất thường về hô xương của trẻ, chỉ có thể cho cháu đi khám bác sĩ định kỳ cứ 3-4 tháng/1 lần.
Bác sĩ sẽ theo dõi sát từng giai đoạn phát triển của cháu. Chỉ có thăm khám thường xuyên, bác sĩ mới có thể nhận thấy ở hệ thống nhai – xương hàm – răng có sự phát triển bất thường như thế nào, từ đó đánh giá chính xác các yếu tố xương, răng, mô mềm cộng thêm các yếu tố khác như di truyền để đưa ra được tiên lượng về hướng phát triển xương- răng của bé và có thể giúp bạn lập kế hoạch thăm khám định kỳ cũng như hướng điều trị trong tương lai nếu cần.
Về vấn đề thứ 2 bạn hỏi bé bị sâu răng dù bạn có ý thức giữ vệ sinh cho bé từ rất sớm. Thực ra sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em do men răng mỏng, khả năng chống sâu răng kém, cộng thêm có thể liên quan đến thói quen ăn uống, dinh dưỡng, di truyền…
Bình thường răng sữa của bé sâu nếu được chẩn đoán và điều trị đúng thì ko gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Nhưng nếu răng sâu ko được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy rồi viêm cuống răng, viêm có thể lan vào xương hàm và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Hậu quả cuối cùng dẫn đến mất răng sữa sớm gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng như lệch lạc khớp cắn sau này. Chính vì vậy bạn nên cho bé đi khám để được tư vấn về cách chăm sóc răng miệng cho bé thật đúng cách, điều trị các răng sâu sớm để tránh gây tình trạng nặng hơn.
 
Chúc bé nhà bạn luôn có chất lượng sức khỏe răng miệng tốt!

Theo MASK

Xem thêm:   Lịch phát sóng SCTV14: Các chương trình nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *