Cách làm Enzyme tưới cây đơn giản

Bạn có biết rằng những những phế phẩm trong nhà là phân bón cực tốt cho cây trồng. Những phế phẩm tưởng như vô hại đó chứa chất Enzyme, phân bón hữu dụng cho cây cảnh trong nhà. Cùng Tamsugiadinh đọc bài viết dưới đây để xem cách làm enzyme tưới cây đơn giản này nhé!

Enzyme là gì?

DIAGRAM] Diagram On Enzymes FULL Version HD Quality On Enzymes - RACKDIAGRAMS.EMERICGATELIER.FR

Enzyme còn được gọi với một cái tên khác là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản chính là protein. Trong môi trường tự nhiên, cuộc sống của các sinh vật xảy ra rất nhiều quy trình phản ứng hóa học. Mức độ hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ ph. Chất Enzyme là chất giúp quá trình phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn và tốt hơn. Enzyme có hoạt tính chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau

Tác dụng đối với cây trồng

enzyme-1

Chị Hồng Nhung cho biết, khi bắt đầu trồng rau, trồng hoa trong nhà, chị cảm thấy “khổ sở” mỗi khi tưới phân cho cây thì nước ủ  bốc mùi khó chịu. Tuy hàng xóm không kêu than nhưng mỗi khi có gió lùa từ vườn rau sân thượng vào chỗ ngồi, chị cũng cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, chị đã quyết tâm “lọ mọ” tìm đọc các tài liệu và học hỏi thêm của một người bạn trong hội tình nguyện cũ. Sau nhiều lần thử nghiệm, chị đã tự tạo dung dịch Enzyme và cảm thấy khá hài lòng với loại dung dịch này trong việc tưới dinh dưỡng cho cây, làm dung dịch lau dọn nhà, rửa bát và đặc biệt là chống muỗi hiệu quả.
Theo chị Nhung, sử dụng các vỏ trái cây, cọng rau củ thừa để chế Enzyme vừa giúp giảm tải lượng rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, dịch sốt xuất huyết đang lan tràn khắp nơi. Các mẹ có thể học cách chế Enzyme để phun gầm giường, góc bếp, sân, vườn hay những nơi ẩm ướt. Chỉ sau khi phun 15 phút, lập tức muỗi và các loại côn trùng tránh xa không gian sống của gia đình bạn.
Đặc biệt hơn, các nông dân sân thượng cũng có thể chế nước Enzyme để tưới cho rau quả giúp cải tạo đất, cây trồng phát triển cho năng suất cao và hạn chế sâu bệnh. Enzyme có mùi khá dễ chịu, thơm nhẹ giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi làm vườn.
enzyme-2

Hướng dẫn cách làm enzyme tưới cây

Những nguyên liệu chuẩn bị để làm enzyme tưới cây sau:

– Phế phẩm thực phẩm: Các phần lá rau thừa, vỏ hoa quả. Rác để làm Enzyme không bao gồm giấy, nhựa, kim loại hoặc vật liệu thủy tinh. Để hỗn hợp có mùi thơm bạn có thể thêm vỏ cam, chanh, bưởi hoặc lá dứa… Phần phế phẩm sử dụng để lên men không được dùng thức ăn nấu chín, dính dầu mỡ hoặc các phế phẩm có nguồn gốc động vật. Ở các vùng nông thôn có thể tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp.
– Đồ chứa:Bạn có thể dùng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín, có thể tận dụng các chai nước ngọt, nước khoáng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế của chị Hồng Nhung, bạn nên sử dụng chai nhựa có dung tích từ 5L trở lên.
– Đường (rỉ mật, đường nâu, đường tán, mật mía, lưu ý hạn chế dùng đường trắng
– Nước sạch
Công thức tạo Enzyme: 1 PHẦN ĐƯỜNG + 3 PHẦN PHẾ PHẨM THỰC VẬT + 10 PHẦN NƯỚC
Ví dụ:1kg đường nâu + 3kg rác + 10lít nước. Với chai nhựa 5L, chị Nhung sử dụng 1kg phế phẩm thực phẩm, 340gr đường và 3,4L nước.

Cách thực hiện: 

– Cho phế phẩm thực phẩm vào chai nhựa/ thùng chứa, sau đó pha đường vào nước theo đúng tỉ lệ rồi đổ vào chai nhựa/ thùng chứa đã nhồi sẵn phế phẩm thực phẩm.
– Đóng nắp kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng là có thể mang ra, dùng vải lược bỏ phần bã thực vật và chiết ra chai nhỏ dùng dần.
enzyme-3
Lưu ý:
– Thùng chứa: Không nhồi phế phẩm quá đầy thùng chứa, tỉ lệ đúng là 2 phần không khí, 8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn ra thuận lợi.
– Khi làm hỗn hợp sẽ tạo ra rất nhiều khí nén vì thế không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa.
– Trong 10 ngày đầu, bạn cần chú ý để mở nắp thùng chứa 1 – 2 lần/ ngày để áp lực hơi được giải phóng khỏi thùng chứa. Chị Nhung lưu ý nên vặn nắp từ từ để khí xì ra dần dần, không nên mở nắp nhanh quá mà có thể gây ra hiện tượng bật nắp hoặc trào bọt.
– Sau khi mở nắp, bạn có thể dùng một chiếc que để đẩy phần bã nổi lên chìm xuống hỗn hợp. Những ngày sau bạn chỉ cần thỉnh thoảng mở nắp. Trong tháng đầu tiên khí sẽ có mùi cồn, tháng thứ 2 sẽ có mùi chua chua như mùi dấm, đó là hiện tượng bình thường.
Chị Nhung chia sẻ thêm, màu sắc lý tưởng của Enzyme sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hỗn hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi, bạn nên cho thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. Khoảng 1 tháng sau, hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường.
Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chứa, các phản ứng hóa học của enzyme sẽ hòa tan một cách tự nhiên.
Sau khi ủ xong, chị Hồng Nhung tiếp tục làm mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet.
Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng.
Chị Nhung cho biết, Enzyme không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. Lưu ý không được bảo quản nước Enzyme trong tủ lạnh.
Chị Nhung chia sẻ, nếu mỗi hộ gia đình sử dụng rác thải để sản xuất enzyme sinh thái, giảm đi lượng rác thải mỗi ngày và góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn. Điều đặc biệt là chỉ cần làm Enzyme thì muỗi và các côn trùng sẽ tự động tránh xa.

Cách sử dụng enzyme

– Xua đuổi côn trùng như muỗi, kiến…: Chắt một lượng nước chiết vừa phải từ chai ngâm vỏ hoa quả, pha loãng với nước, cho vào bình xịt và phun vào các vùng có muỗi theo định kỳ 1 tuần/ lần.
– Làm vườn: chế phẩm Enzyme vừa là thuốc trừ sâu tự nhiên, thuốc diệt cỏ, vừa làm bón hữu cơ được. Có thể được sử dụng để kích thích hormon thực vật để cải thiện chất lượng của các loại trái cây, rau quả và tăng năng suất cây trồng. Phun vào đất liên tục trong 3 tháng để cải thiện chất lượng đất.
Chế phẩm Enzyme có rất nhiều tác dụng hữu ích
– Sử dụng enzyme làm nước rửa chén bát, giặt quần áo: Pha thêm với dung dịch rửa chén để tăng tính hiệu quả.
– Làm sạch rau quả: pha 2 muỗng canh Enzyme với nước để ngâm rau quả sẽ có tác dụng làm sạch và khử trùng. Nếu bạn có ý định làm dung dịch để rửa chén, làm sạch rau quả thì bạn nên sử dụng vỏ trái cây cùng đường nâu hoặc đường đỏ để dung dịch có mầu đẹp và thơm hơn.

Cách làm Enzyme chuối

cach-lam-enzyme-chuoi

Vỏ chuối chứa đựng rất nhiều Kali. Là dưỡng chất cần thiết cho sự vươn mầm, phát triển của rễ. Điều hòa Enzyme thực vật và hỗ trợ thân cây phát triển một cách gián tiếp, bảo vệ thân cây khỏi côn trùng gây hại. Phân bón từ vỏ chuối còn chứa phoootspho (Phosphor), canxi, magie.

Cách thực hiện:

Phơi vỏ chuối khô dưới nắng trong khoảng từ 3-5 ngày, cắt thành từng mảnh vụn nhỏ rồi rải quanh gốc gây như một lớp che phủ. Hoặc có thể trộn trực tiếp vào đất hoặc đem ủ chung với các loại phân bón hữu cơ khác.

Xem thêm:   Có thêm một phụ nữ giảm 15 kg nhờ phương pháp tập Suối nguồn tươi trẻ

Có thể kết hợp vỏ chuối với vỏ trứng và muối epsom khi hòa trong nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Dung dịch hỗn hợp đó sẽ tạo thành trà tưới cho cây cũng rất xuất xắc.

Lục Bảo
Theo Màn ảnh Sân khấu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *