Tại sao chúng ta không được cúng thịt vịt để làm mâm cơm cúng giỗ?

Việc thờ cúng tổ tiên là cách để người người thành tâm cầu nguyện may mắn cũng như thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất. Nhưng có vài món ăn tuyệt đối không được sử dụng trong việc thờ cúng. Vậy những món đó là gì, thịt ngan có cúng được không,… Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên cúng thịt vịt không?

Có nên cúng thịt vịt không ? 

Trong ngày giỗ bố chồng, cháu đã chuẩn bị cỗ cúng rất cẩn thận. Khi mẹ chồng đặt mâm cúng lên bàn thờ, phát hiện ra cháu chuẩn bị thịt vịt, chứ không phải thịt gà, bà vô cùng tức giận. Cháu không hiểu, tại sao không được cúng vịt, đó chẳng phải gia cầm như gà sao? Thịt ngan có cúng được không?

Mẹ chồng cháu vừa tức giận lại bất ngờ không hiểu vì sao con dâu lại lấy thịt vịt ra làm cỗ cúng
Xin chào chuyên gia. Cháu là Nguyễn Mai Liên. Hôm vừa rồi là ngày giỗ bố chồng cháu. Chồng cháu là con út nhưng lại là con trai duy nhất trong nhà nên năm nay, mẹ chồng nói muốn vợ chồng cháu tổ chức lễ giỗ. Từ khi cưới đến nay đã hơn 1 năm, cháu chưa làm việc gì khiến mẹ chồng phiền lòng. Thế nhưng, lễ giỗ này đã làm mẹ chồng có chút khó chịu với cháu. 
Chuyện là gia đình cháu ở Quảng Ninh, gần các cửa khẩu với Trung Quốc, cháu lo ngại mua phải gà thải loại Trung Quốc tuồn sang nên đã chuyển sang mua vịt về để làm đám giỗ. Vì là lần đầu dâu mới làm đám giỗ cho bố chồng nên cháu chuẩn bị rất cẩn thận. 
Hôm đó, đồ lễ và thức ăn đã làm xong, sắp ra mâm để đặt lên ban thờ thì bỗng mẹ chồng cháu bực bội quát tháo rất to. Bà bước nhanh lại mâm cơm cúng và cầm đĩa thịt vịt bỏ ra ngoài. Rồi bà quay ra nói: “Thịt vịt không được dùng để cúng”. Lúc ấy, cháu đã rất ngạc nhiên vì khi làm cơm cúng, hai chị chồng cháu cũng đến giúp nhưng không thấy ai nói gì về việc không được cúng thịt vịt.
Sau đám giỗ, cháu có hỏi một người bác thì bác chỉ nói đó là tập tục lâu nay. Bác còn nói thêm không chỉ thịt vịt mà thịt bò cũng không được đưa lên cúng người đã mất. Thưa chuyên gia, cháu muốn hỏi tại sao đều là gia cầm như gà mà vịt lại không thể cúng được ạ? Đặc biệt thịt ngan có cúng được không vì nó có khác gì thịt gà đâu?
Độc giả Mai Liên (TP.Quảng Ninh)

Chuyên gia trả lời thắc mắc

Mai Liên thân mến!
Đọc thư bạn mà tôi cũng không nhịn được cười vì bạn giống tôi ngày bé. Chắc Liên không hay để ý đến những chuyện kiêng kỵ này từ nhỏ, hoặc bạn sinh ra trong một gia đình cán bộ thoát ly xưa?
Quả đúng là cũng có nhiều gia đình, nhất là gia đình cán bộ thoát ly xưa như tôi không để ý đến kiêng kỵ nhiều. Cứ có cái gì mà mình cho là quý, là tốt thì ưu tiên dâng lên bàn thờ, mình quan niệm cốt ở tấm lòng.
Nhưng sau này có ý thức hơn, tôi mới làm theo tập tục nước mình là chỉ cúng gà, lợn, bánh trái, hoa quả. Tìm hiểu mới biết tập tục bao giờ cũng liên quan đến lịch sử phát triển tâm thức của mỗi dân tộc, vùng miền. Tìm hiểu sâu thì thấy thế này:
Người Việt khởi thủy thờ Mẫu và mang nền văn hóa mẫu hệ. Khoảng 7.300 năm trước đây tại khu vực đồi núi miền tây phương cực lạc xưa (nay có chùa Tây Phương, Cực Lạc ngự ở trong miền đó) có hai vợ chồng đến đây khai khẩn và giáo hóa chúng sinh. Họ đặt những nền tảng đầu tiên cho văn hiến Việt,  Bách Việt… và từ đó đến nay dân gian thờ bà và tôn vinh là Địa Mẫu.
Khi tham khảo một số nhà nghiên cứu và tu thiền về câu chuyện thờ cúng và kiêng  cúng vịt thì được biết, nếu quán chiếu ở góc độ tâm thức thì tiền kiếp của Mẫu Đại vốn là Hằng Nga (Thần Mặt Trăng) và hậu kiếp của bà là mẫu quốc Âu Cơ nên có phẩm chất nội tại rất cao. Bà là bậc giác ngộ và có linh là hạc.
Trong nhận biết của người Việt xưa Linh Hạc là bậc tôn quý, mang theo kiến thức tạo hóa. Linh hạc gắn liền với thần linh và thiên giới, là hiện thân của Trời – Đất nên tuyệt đối thiêng liêng.
Còn trong quan niệm, được biết cộng đồng xưa cho rằng thần linh đều biết bay và những sinh vật biết bay ấy có liên hệ với các thần linh trên trời nên họ không mang ra hiến tế, thờ cúng. Những gì liên quan đến hình ảnh hạc như sếu, vịt, ngan, ngỗng đều được tôn trọng. Chuyện “vịt khác gà” như bạn hỏi có thể nằm ở tâm thức ấy.
Trên mâm cỗ cúng, ngoài lợn ra thì cúng thịt vịt hay thịt gà thực ra là nằm ở tâm thức của mỗi người
Tìm hiểu sâu bạn sẽ biết người mình xưa không cúng ông bà cha mẹ đã khuất như bây giờ, họ chỉ cúng thần linh thôi. Đồ cúng có thể những thực phẩm trên mặt đất. Nhưng trong các con vật trên mặt đất, trừ gà, lợn ra thì không phải con nào cũng giết thịt và cúng lễ tràn lan, phải đúng dịp nào và cúng ai mới được phép.
Người Việt quan niệm vạn vật đều có linh hồn và quan niệm ấy tồn tại trên các vùng dân tộc vốn còn lưu giữ được nét Việt cổ xưa. Những người bạn thất thiết gần gũi và biết ơn như trâu cày, ngựa thồ, chó… đều không bị giết thịt và càng không được đem cúng. Đặc biệt là các thầy Pháp là người giữ vai trò trung gian giao tiếp giữa con người và thần linh thì không bao giờ đến gần nơi có thịt chó.
Bây giờ thì khác, phần đa chúng ta đều coi đó là gia súc gia cầm và là thực phẩm thiết yếu thường ngày nên chuyện mổ thịt ăn trong Tết giỗ là bình thường. Nhưng những gì mà tâm thức dân gian lưu giữ hẳn có lý do. Tôi trộm nghĩ, có thể ông bà cụ kỵ của mình đã khuất cũng không muốn con cháu dâng vịt cho mình?. Nếu mình không biết thì không sao nhưng biết rồi thì thôi. Quan trọng là tâm an và niềm vui.
Kinh nghiệm thiền hành cho biết, thật ra đồ cúng lễ không có gì bằng hoa quả tự nhiên. Về chuyện này mong bạn sẽ suy nghĩ, đào sâu thêm.
Thân mến!
Hoàng Dương Bình
(Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

Xem thêm:   Kỳ lạ về hai người đàn bà chuyển nhượng chồng với giá 50 triệu đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *