Những lưu ý đặc biệt khi các gia đình thỉnh tượng Phật đem về nhà

Càng tìm hiểu tôi càng thấy bối rối vì việc thỉnh tượng Phật về nhà có quá nhiều điều kiêng kỵ
Thưa chuyên gia, tôi đang có dự định thỉnh tượng Phật về nhà để tại gia để mẹ tôi chủ động tu tại nhà do bà đã quy y được khá lâu rồi, cùng một hình tượng Phật nhỏ để ở trên ô tô để tiện nhìn thấy Người khi đi lại. Tôi tìm hiểu trên mạng thì thấy có rất nhiều điều cấm kỵ, kiêng thờ về việc này. Ví dụ như:
– Không nên cất tranh, bùa hộ mệnh trong ngăn kéo: Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý…
Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.
Bài viết liên quan:

Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.
– Không nên vứt tượng Phật hay các bức tranh vẽ Phật: Nếu bức tranh vẽ Phật vì một số lí do bị hỏng, bị rách hay bị bẩn, bạn đừng nên vứt đi mà nên mang đến đền chùa để cúng rồi đốt với giấy hương.
Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, không được vứt hoặc để vào kho mà cần thỉnh tượng phật tượng Phật về nhà mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa rồi đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày Rằm để tiễn tượng Phật quy vị).
Khi chẳng may làm vỡ tượng Phật, không nên dùng chổi quét, vứt mảnh vỡ đi mà phải dùng giấy vàng gói lại. Ngày mùng1, 3, 5, 7, 9 đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
– Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.
– Khi thỉnh tượng Phật về nhà lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật. Bạn nên tham khảo phong thủy thờ cúng trong gia đình.
– Không nên vứt tượng Phật hay treo tranh Phật ở những vị trí không trang trọng trong ô tô.
Xin hỏi, chuyên gia, những điều kiêng kỵ này có đúng thật không? Thường khi thỉnh Phật về nhà, tôi sẽ để tượng Ngài trang trọng ở nơi cao quý. Nhưng những nguy cơ gẫy, vỡ, đổ là khó tránh khỏi nếu định chuyển nhà hoặc dọn dẹp vào những dịp quan trọng.
Tôi nên làm thế nào để gia đình bớt căng thẳng, vợ tôi sau khi biết những điều kiêng kỵ này thì sợ quá, khuyên tôi đừng “dại dột” thỉnh Người về. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên hợp lý!
Phạm Mạnh Dương (Hòa Bình, Hà Nội)
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình:
Bạn thân mến,  
Đọc chia sẻ của bạn, tôi nhận thấy có một số hiểu lầm cần làm rõ, qua đó giúp chúng ta bớt căng thẳng khi thỉnh   tượng Phật về nhà cũng như an tượng trên ô tô.
Phật là trạng thái đạt tới rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tiến hóa

Phật là gì, thỉnh tượng phật về nhà và đức tin về đạo Phật xuất phát từ đâu?

Phật là trạng thái đạt tới rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tiến hóa. Theo hiểu biết nhỏ bé của tôi, thành tựu ấy do tu thân (sửa mình) mà thành.
Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.
Năng lượng tình yêu mà các bậc Phật truyền đến chúng ta là khối lượng kiến thức khổng lồ, trong đó có kiến thức về bệnh và chữa bệnh, kiến thức về lao động và sáng tạo, kiến thức giúp chúng ta giải thoát khỏi vòng nhân quả luân hồi…
Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo. Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu hòng tỉnh thức.
Phần lớn chúng ta “mù loà” do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên bám vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà đi, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy, là tổ tiên sâu thẳm.
Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để bùng nổ, giác ngộ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái tôi còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.
Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất. Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.
Với những đối tượng này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên. Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tượng Phật và các đấng cao cả.
Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục
Nhưng gần đây, chúng ta đã hiểu sai thành ý này của cha ông nên nhiều người suy diễn chủ quan, cấm đoán kiêng kỵ. Từ nhận thức trên, ta trở lại câu hỏi của bạn, tôi thấy thế này:
Trong cuộc sống bao giờ cũng xuất hiện các quan niệm kiêng kỵ cứng nhắc quá, ví dụ như truyền tai nhau hàng loạt nhũng điều “không nên” và “phải làm” như bạn liệt kê. Mình cứ làm theo không suy nghĩ thấu đáo thì đó là mê tín, mà mê tín cũng gây nhiều tác hại cho bản thân.
Những điều kiêng kỵ ấy có thể đúng với người mê tín hoặc không tin, ngã mạn nhưng không đúng với người bình thường có tâm hồn trong sáng vô tư. Và, người bình thường thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh tượng Phật về nhà, hay an tượng trên ô tô là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ

Ý nghĩa sâu xa của việc thỉnh tượng Phật về nhà

Ý nghĩa sâu xa nhất của việc rước tượng Phật về nhà, hay an tượng trên ô tô là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ. Đó là điều cần nhận thức thấu đáo.
Khi thỉnh tượng Phật về nhà thì mình thành tâm, rằng hình tượng ấy giúp bản thân tự liên hệ, tự hoàn thiện các phẩm chất nhân văn, sống hài hoà hơn mỗi ngày. Kinh kệ có câu: “Ý dẫn Pháp”, hiểu một cách mộc mạc là khi ý nghĩ của mình hài hoà hơn, hướng tới sự chân thiện tự nhiên, thì hình tượng Phật sẽ có linh ( năng lượng sáng tạo, năng lượng thiên thần), và tâm của bạn cũng có linh.
Ý đúng, ý thiện là Phật pháp trong tự nhiên tuy vô  hình vô tướng nhưng sẽ dẫn ta đến sự lành. Chuyện đổ vỡ xây xước hình tượng Phật sẽ không xảy ra, hoặc xảy ra thì pháp nhà Phật sẽ tác động để bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiệu quả. Và khi ta có ý thức tốt, không cố ý thì không ai trách phạt cả. Tôi được học thế!

Xem thêm:   Đang xây nhà thì có bầu phạm đường tử tức?

Thắc mắc của bạn giúp tôi nhận ra một số vấn đề của chính mình. Chúc hai ta cùng tinh tấn.
Hoàng Dương Bình
(Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *