Lễ cúng 49 ngày là gì? Tại sao người thân phải làm lễ 49 ngày

Từ thời xa xưa, người Việt Nam luôn luôn thực hiện các tục lệ cúng tế người đã khuất, sau khi họ qua đời được 49 ngày. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ về tục lệ này, vậy tại sao phải thực hiện lễ cúng 49 ngày, ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là gì và những thứ gì cần chuẩn bị cho ngày cúng hay việc trong 49 ngày nên kiêng gì. Hôm nay, tâm sự gia đình sẽ chia đến các bạn đọc những thông tin thú vị về tục lệ này nhé!

Tại sao người thân phải lễ 49 ngày?

Lễ cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày. Tuần 49 ngày gọi là cúng “chung thất”. Người ta lấy vía đàn ông để tính. Một vía là 7 ngày, bảy vía là 49 ngày. Cúng ở nhà tuần này nhằm làm cho linh hồn người mất được mát mẻ.
Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn  “quy” người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật “ăn mày lộc Phật” nên họ thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn chóng được siêu thăng tịnh độ.
Phong tục này được người Việt Nam dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát.
Đây là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất.

Lễ cúng 49 ngày là gì?

Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả.
Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.

Ngoài ra, đối với những âm hồn vẫn chưa được quyết định vãng sanh vào cõi giới nào, thì việc làm lễ 49 ngày nhằm để tạo phước đức và hướng cho âm hồn người chết nghĩ đến nhiều điều thiện và điều tốt lành. Ngoài ra, các gia đình thân quyến của người đã mất còn mong muốn rằng dựa vào sức chú niệm của chư tăng ni ở chùa có thể giúp âm hồn người chết sớm được vãng sanh vào cảnh lành.

cúng 49 ngày
Nên làm lễ tang đơn giản, tránh rườm rà hao tốn tiền của giúp người chết không phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu

Lưu ý chung với gia đình khi làm đám tang cho người quá cố

– Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.
–  Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội.
Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Nên vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.
– Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt.
Tránh làm các thứ ô uế khác như phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối không được sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.
–  Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh.
– Cúng 49 ngày tính từ ngày nào
Nếu gia đình không biết đó là pháp sư vi phạm giới luật, tịnh hạnh không nghiêm, không đúng đắn, ngông cuồng… thì người chết lúc này là thân trung ấm nên có sự cảm nhận rất bén nhạy, nếu biết kẻ ấy lừa gạt, người chết sẽ thất vọng sanh ra hối hận, tức giận, phải đọa vào khổ thú. Cho nên, gia đình phải cẩn trọng việc này.

Xem thêm:   Đi đám ma về nên tránh làm những điều này để tránh chuyện không hay

Tại sao lại bỏ tiền lẻ bên cạnh người không may “chết đường, chết chợ”?

cúng 49 ngày
Sắm lễ cúng 49 ngày rất kỵ việc sát sinh, ngoài việc dâng cúng cơm nước hàng ngày, chỉ nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp

Sắm lễ cúng 49 ngày gồm những gì?

Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.
Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.
Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).
Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).
Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.
Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.
Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

Xem thêm:   Có hay không những cách xua đuổi âm khí đánh bại ma quỷ hữu hiệu?
cúng 49 ngày
Bắt đầu từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày

Mâm lễ vật nên được chuẩn bị cho lễ cúng 49 ngày gồm:

  • Mâm cơm để cúng
  • Hoa quả, bánh kẹo và trái cây.
  • Nhang đèn.
  • Tiền và vàng từ 15 sấp trở lên
  • Quần, áo từ 2 đến 3 bộ cho người đã mất.
  • Bài văn cúng tế.

Bài văn cúng lễ 49 ngày

Sau khi sắm lễ cúng 49 ngày xong, trong thời gian diễn ra buổi lễ gia đình thân quyến còn cần phải đọc bài văn cúng tế để cầu siêu cho người đã khuất. Hoặc trong những ngày lễ tuần thất quan trọng, người nhà có thể đến chùa thỉnh các Chư Tăng ni về để cúng cầu siêu.

Sau đây là bài văn cúng chung thất xin chia sẻ đến bạn đọc để tham khảo:

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày ………… tháng …………… năm …… âm lịch.

Tức ngày …….. tháng …….. năm ………. dương lịch.

Tại:…………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………….

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển……………………

Hiển…………………….

Hiển…………………….

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Những điều tâm linh và những điều kiêng kỵ trong lễ cúng 49 ngày

Trong 49 ngày nên kiêng gì?

Dưới đây là những việc nên kiêng trong 49 ngày

Đốt bảy

Bắt đầu từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày, xưng là “ Đầu bảy”, “Hai bảy”, “Tam bảy”, “Bốn bảy”, “Năm bảy” , “Sáu bảy” , “Mạt bảy”.
Truyền thuyết dân gian cho rằng, người có ba hồn bảy vía, mỗi năm đi một hồn, bảy ngày đi một phách, ba năm hồn tẫn, bốn chín ngày phách tan nên phải quá bảy kì và ba năm mới được coi là đoạn tang.
Còn có một cách nói khác, sau khi mất, cứ cách bảy ngày Diêm Vương lại thẩm vấn vong hồn một lần, hạn trong bảy kì liên tiếp. Vì thế, bắt đầu từ ngày người chết ra đi, người nhà cách bảy ngày cùng tế một lần, thẳng tới cúng 49 ngày, xưng là “đoạn thất” mới thôi.
Ở trong bảy kì, tang gia ở cửa lớn phải treo đèn lồng trắng, mặc quần áo tang, đầu nhà bày linh vị, dâng hương, kính rượu, tế điện, hóa vàng mã. Trong đó, “tam bảy” và “mạt bảy” là hai lễ quan trọng nhất, con cháu phải khóc lớn, tỏ lòng tiếc thương.“Mạt bảy” còn xưng là “tẫn bảy”, tang gia phải làm lễ tụng kinh sám hối, bạn bè người quen tặng hương, sáp, vàng mã dâng lên tế điện.
Ở tuần thứ nhất, bạn bè chí cốt ngồi canh suốt đêm. Ở tuần thứ năm hoặc thứ sáu nên thỉnh tăng lữ hoặc đạo sĩ thực hiện siêu độ, có cả người nhà và bạn bè tham dự. Người khuất là nữ thì mua tam sinh (bò, dê, lợn) và trái cây để hiến tế. Làm như vậy cho đến khi cúng 49 ngày.

Xem thêm:   Có mặt lúc khâm liệm người thân hợp tuổi, liệu có bị bắt đi không?

Trùng bảy

Nếu những tuần đốt bảy ở trên trùng với ngày 7, 17, 27 âm lịch thì tức là “trùng bảy” hoặc “phạm bảy”. Theo tâm linh, vong hồn “phùng bảy có tai, trùng bảy gặp nạn”, cực kì kị. Nếu gặp trường hợp này, nên lui lại lễ sau 1 ngày.
Ngoài ra, theo tục cúng 49 ngày, người nhà sẽ đốt một chiếc ô cho người đã khuất, với hàm ý hiệp trợ vong hồn, né tránh tai nạn hoặc khi khiêng quan tài thì che ô lọng trên đầu cũng là một cách hóa giải.

Vậy trong 49 ngày nên kiêng gì thì bạn đã rõ rành rạch rồi nhé. Cố gắng đọc thật kỹ và ghi nhớ.

cúng 49 ngày

Sau 49 ngày có cúng cơm nữa không?

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần.
Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.
Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.
Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính.
Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ.
Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.Tổng hợp
(Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *