Những công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây xương rồng tai thỏ

Xương rồng có khoảng 2.000 loại khác nhau, trong đó chỉ có một số ít loài không độc, có thể ăn được. Xương rồng có tên opunitia hay còn gọi là xương rồng nopal, xương rồng tai thỏ được nhiều nơi trên thế giới sử dụng làm thuốc hoặc các món ăn. Hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu về công dụng của xương rồng tai thỏ này nhé!

Phân bố cây xương rồng tai thỏ

Loại xương rồng này là món rau xanh quen thuộc của vùng châu Mỹ Latin, đặc biệt là ở Mexico. Tại đây, người ta dùng xương rồng tai thỏ để xào nấu với tôm, thịt, làm các loại trộn salad, ép thành nước uống giải khát hoặc dùng để chữa bệnh.
Xương rồng tai thỏ mọc hoang nhiều ở miền Trung nước ta và cũng được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ăn đặc sản. Loài xương rồng này rất giàu chất dinh dưỡng, chứa đến 17 axit amin cũng như rất giàu chất khoáng: canxi, manhê, mănggan, sắt, đồng và các vitamin A, B6, C, K và PP.
Bài viết liên quan:

Người phương Tây còn gọi loài xương rồng tai thỏ là siêu thực phẩm. Điều này không phải là không có lý. Bởi loài cây này có thể dễ dàng mọc ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, khô cằn, nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt cây xương rồng tai thỏ chứa các các chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp trẻ hóa cơ thể, hỗ trợ giảm cân và có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Xem thêm:   Thuốc Detoxic có thật sự tốt không và chất lượng sản phẩm ra sao?

Tác dụng chữa bệnh của cây xương rồng tai thỏ

Trong 20 năm gần đây, giới khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rất nhiều công dụng chữa bệnh của cây xương rồng tai thỏ như giảm đường máu ở người đái tháo đường; chống béo phì và giảm chất mỡ trong máu; ngăn chặn xơ vữa động mạch; bảo vệ gan và hệ tiêu hóa nhờ khả năng thải độc, trợ gan và điều hòa thần kinh; phòng và điều trị ung thư đại tràng và tăng cường hệ bài tiết.
Nhiều hãng dược phẩm đã điều chế các loại thuốc dạng viên, dạng bột hoặc dạng thực phẩm để điều trị trực tiếp hoặc điều trị hỗ trợ nhiều căn bệnh nội tiết và chuyển hóa, đặc biệt là bệnh béo phì, thừa cholesterol máu, bệnh đái tháo đường, các bệnh nhiễm độc đường tiêu hóa, ung thư…

Từ xa xưa, thổ dân Mexico đã phát hiện ra công dụng chữa tiểu đường của loài xương rồng tai thỏ. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, đột quỵ hay bệnh tim. Ăn lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.
Nghiên cứu của Đại học Vienna (Áo) trên 24 bệnh nhân tiểu đường. Sau khi sử dụng lá xương rồng tai thỏ, lượng đường trong máu họ giảm 11%, chứng tỏ có công dụng chữa trị  với người bệnh tiểu đường.
Xương rồng tai thỏ rất giàu chất xơ và chất pectin. Chất pectin này cũng chính là chất nhớt tiết ra khi ta ngâm hạt bưởi vào nước.
Nó không cung cấp năng lượng nhưng có tác dụng kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì.
Pectin giúp giảm hấp thu mỡ, giảm cholesterol xấu trong máu, khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường, chống táo bón, cầm máu, sát trùng… Chính vì vậy, khi chế biến xương rồng, người ta không rửa lại sau khi đã cắt nhỏ vì sẽ làm mất chất nhớt pectin này.

Xem thêm:   Yếu bóng vía là gì? Làm thể nào chữa bệnh cho người yếu bóng vía
xương rồng tai thỏ

Cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đem luộc sơ rồi mới cắt nhỏ. Tránh cắt nhỏ trước khi luộc vì sẽ làm mất dược chất chữa bệnh.

Công dụng của xương rồng tai thỏ

Chất xơ trong xương rồng cũng có công dụng làm chậm quá trình tiêu hóa của các tinh bột, đảm bảo chúng không chuyển thành đường quá nhanh, gây tăng đường huyết và hại cho tuyến tụy.
Ngoài tác dụng rất rõ rệt trong chữa trị và phòng ngừa tiểu đường, các nhà nghiên cứu cho rằng, các hợp chất hóa học trong xương rồng tai thỏ sẽ có công dụng chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột, đại tràng, gan, vú và tuyến tiền liệt…
Xương rồng tai thỏ chứa nhiều vi chất, nhưng chỉ chứa 16 calorie/100g. Chính vì thế, công dụng của xương rồng tai thỏ còn giúp làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể. Xương rồng tai thỏ chứa hợp chất quercetin 3-methyl. Hợp chất này sẽ có công dụng bảo vệ các tế bào thần kinh trong não khỏi các tổn thương.
Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày, ruột và động mạch. Nó còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù, giảm đau…
Bệnh cạnh đó, các khoáng chất canxi, magie và natri… trong xương rồng là các chất điện giải quan trọng. Khi bị lạc xa nguồn nước, cơ thể mất nhiều mồ hôi, một bụi xương rồng tai thỏ chính là cứu cánh mang lại nước và có công dụng bổ sung các chất điện giải giúp cơ thể lấy lại cân bằng.

Xem thêm:   Những người đang mắc bệnh sa tử cung có nên phẫu thuật hay không?

8 tác dụng tuyệt vời của tinh dầu cam với sức khỏe

4 loại nước ép vừa ngon vừa có tác dụng bổ thận không ngờ

Bia có tác dụng chữa bệnh như… bác sĩ tâm lý
(Theo Bác Sĩ Đời Sống – Tuổi trẻ & Đời sống)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *