Lá bầu trị sỏi thận, bài thuốc đơn giản mà lại hiệu quả ngay tại nhà

Lá bầu có lẽ vẫn là một bài thuốc rất lạ đối với rất nhiều người. Gần đây có nhiều thông tin việc lá bầu trị sỏi thận bắt đầu nổi lên. Vậy, thực hư tác dụng của loại lá này là gì, và giá trị dinh dưỡng của chúng có thật sự tốt như người ta đồn đón. Thì hôm nay, hãy cùng tâm sự gia đình tìm hiểu xem lá bầu trị sỏi thận có tốt không nhé!

Lá bầu có tác dụng gì, chữa bệnh gì đặc biệt? - Cuusaola.vn

Lá bầu trị bệnh gì?

Lá bầu là bài thuốc như thế nào trong Đông y.

Bầu là một cây thân leo, sống hàng niên, thuộc họ bầu bí (cacurbitaceae), có rất nhiều tua cuốn. Lá bầu có phiến rộng, trên bề mặt lá có phủ lông tơ mềm, màu trắng.  Trong Đông y, tất cả các thành phần của bầu đều là những bài thuốc có cộng dụng chữa bệnh hiệu quả bao gồm bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Đặc biệt, lá bầu có vị ngọt, tình ôn hòa, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, và rất có hiệu quả trong việc thông tiểu. Ngoài ra còn rất tốt cho da

Cách sử dụng lá bầu trị sỏi thận tại nhà đơn giản

Hái một nắm lá bầu đem đi rửa sạch. Tiếp theo, vò nhẹ để loại bỏ bớt đi phần lông tơ trên lá. Sau đó, để ráo lá bầu rồi đem nấu chung khoảng 1 – 2 lít nước trong vòng 10 phút.

Có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày. Chú ý không nên để nước qua đêm, vì chúng sẽ làm giảm tác dụng của bài thuốc. Có thể ăn nếu nấu phần lá non

Xem thêm:   Chữa ung thư từ bài thuốc nha đam mật ong và rượu của vị linh mục

Lưu ý khi sử dụng lá bầu trị sỏi thận tại nhà

Dùng lá bầu để chữa sỏi thận cũng là một cách chữa mà dân gian lưu truyền nhưng hiệu quả đến đâu thì chưa được nói đến. Lá bầu có tác dụng lợi tiểu, người bị sỏi thận uống lá bầu sẽ làm cho người bệnh đi tiểu nhiều và dần dần tan sỏi.
Tuy nhiên cách này cũng tùy từng cơ địa của mỗi người mà có người khỏi người không. Điều quan trọng nhất sau khi khỏi sỏi thận là cần đề phòng tái phát. Bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci. Khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời”.

Thông tin về lá bầu trị sỏi thận

Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của ông Kiều Văn Cự (75 tuổi, xã Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ) chúng tôi đã đăng ở bài “Ông lão 75 tuổi tự chữa khỏi sỏi thận và sỏi bùn chỉ bằng nước lá bầu”, cũng như cách mà ông tự chữa trị sỏi thận, chúng tôi đã đến gặp thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chuẩn trị y học chùa Cảm Ứng Hà Nội).

Lương y Quốc Trung cho biết: “Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình X-quang hoặc siêu âm.
Nguyên nhân gây nên sỏi thận là do lắng đọng. Uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. Hay những người bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.Những người bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang cũng khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Mặt khác chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
Việc điều trị sỏi thận thì cả Tây y và Đông y đều có cách chữa. Ngày nay y học hiện đại có nhiều phương pháp có thể uống thuốc hoặc can thiệp bằng cách mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.Nếu sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.
Trong Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông. Hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Để điều trị thạch lâm (sỏi thận) thì tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau. Nếu là thể thấp nhiệt thì bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng. Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo và có thể dùng bài thuốc có các vị như: Kim tiền thảo, bồ công anh, mộc thông, nội kim…
Ở thể thận hư ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Loại sỏi này có thể dùng bài thuốc có một số vị chính như: Tơ hồng, tỳ giải, thổ phục linh, mã đề… Trong dân gian người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hàng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt”.
Thi Vũ

Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *