Giải mã bí ẩn mùng năm mười bốn hai ba

Câu ca dao mùng năm mười bốn hai ba đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn ý nghĩa thật sự là gì và tại sao nên kiêng những ngày ấy. Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Ý nghĩa mùng năm mười bốn hai ba

mung-nam-muoi-bon-hai-ba

Theo những người có sự am hiểu sâu rộng về các phong tục, quan niệm kiêng kỵ mùng năm mười bốn hai ba đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn đã có từ rất xa xưa. Thực tế cho thấy, nhiều người thường ngày lành tháng tốt để tổ chức những sự kiện quan trong như đám cưới, ăn hỏi, động thổ,… Thứ nhất là yên tâm tư tưởng để cầu tiến trong công việc, hai là yếu tốt về tâm linh. Vì lẽ đó, mùng năm bười bốn hai ba là những ngày đại kiêng kỵ không nên ra đường, tổ chức sự kiện.

Phong tục tập quán của người Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Hoa, theo sách lịch Trung Hoa thì ba nga ngày mùng năm mười bốn hai là ba ngày không may mắn trong mỗi tháng nên được gọi với cái tên “Ngày nguyệt kỵ”

Kiêng kỵ dân gian về ngày xấu

mung-nam-muoi-bon-hai-ba-2

Ở Việt Nam và một số nước châu Á người ta kiêng “chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” (ÂL) vì đó là ngày Tam nương. Trong mỗi tháng âm lịch có 6 ngày Tam nương phải kiêng là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27.
Người ta còn làm ra các câu thơ, câu vè để cho người đời dễ nhớ là:
Mùng ba, mùng bảy tránh xa
Mười ba, mười tám cũng là không hay
Hăm hai, hăm bảy sáu ngày
Là Tam nương sát họa tai khôn lường

Dân gian còn kiêng 3 ngày Nguyệt kỵ

Mùng năm mười bốn hai ba
Làm gì cũng bại, chẳng ra việc gì

Xem thêm:   Con gái tuổi Giáp Tuất có cao số và vất vả không?

Trong 3 ngày xấu đó phải kiêng những việc sau đây:

mung-nam-muoi-bon-hai-ba-3

Mùng năm mười bốn hai ba
Là ngày Nguyệt kỵ chớ nên xuất hành
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng
7 Ngày không được chơi được thuật lại bởi Các nhà Kinh dịch học nước ta từ xa xưa cũng đã nhận ra tác hại của mặt trăng và ánh trăng Rằm và một số ngày nhất định nên đã cảnh báo là: “Đối với ngày Rằm thì làm gì cũng chẳng ra việc gì” và “Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”.
Thật ra, các ngày lành, dữ, tốt xấu mà dân gian ta quy định nói trên đều có cơ sở khoa học nhất định. Vì những ngày xấu Tam nương-Nguyệt kỵ vào đầu tháng-giữa tháng và cuối tháng ÂL.
Thời điểm đó, con người sẽ phải chịu ảnh hưởng và tác hại mạnh mẽ nhất do mặt trăng, bão từ gây ra. Ngoài ra còn có những tác hại khác của bức xạ mặt trời-bão mặt trời, của nhịp sinh học bất lợi làm cho sức khỏe con người suy giảm, mệt mỏi, đầu óc kém minh mẫn v..v.. Chính vì thế, vào những ngày này thì chắc chắn là “làm gì cũng bại chẳng ra việc gì!”.

Kiêng kỵ dân gian về việc mùng năm mười bốn hai ba

mung-nam-muoi-bon-hai-ba-4
Chuyên gia Vũ Quốc Trung lý giải rằng, số 3, 7 trong câu “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày 3” chỉ là một sự ước lệ, ám chỉ những ngày lẻ. Bởi quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Ngoài ra số 5, 14, 23 là số chỉ dành cho vua chúa. “Có thể xuất phát từ việc không muốn dân thường dùng chung ngày với mình nên các bậc vua chúa mới đặt ra câu nói ấy”.
Theo ông Trần Ngọc Kiệm, chuyên gia phong thủy, sở dĩ có câu “chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba” là vì theo quan niệm dân gian, đó là ngày Tam Nương sát.
“Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất, trung tuần Thập tam Thập bát dương, hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất” dịch nôm na là Đầu tháng ngày 3, ngày 7; giữa tháng ngày 13, 18; cuối tháng ngày 22, 27 là những ngày được cho là xuất hành hoặc khởi sự đều vất vả, không được việc. Cha ông ta nhắc nhở con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc vào những ngày này.
Còn các ngày mùng năm mười bốn hai ba lại được cho là ngày Nguyệt kỵ. Các ngày này cộng lại đều bằng 5, dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.

Xem thêm:   Có nên thắp hương 100 ngày sau khi đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa?

mung-nam-muoi-bon-hai-ba-5
Quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.

Các chuyên gia, đặc biệt là ông Vũ Quốc Trung nhấn mạnh: “Cho đến nay vẫn chưa có ai kiểm chứng đây là những ngày xui xẻo, đó chỉ đơn thuần xuất phát từ quan niệm của dân gian, cứ người này truyền cho người khác mới tạo thành như thế.
Việc kiêng kỵ này cũng là một liệu pháp để mọi người có động lực, niềm tin, yên tâm vào công việc đang làm, sẽ làm. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc quá nhiều sẽ gây hỏng việc, đồng thời sa đà vào những trò mê tín dị đoan”.

Tóm lại

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” tuy nhiên đừng bao giờ quá lệ thuộc. Đó chỉ là cách người xưa có động lực, củng cố niềm tin vững chắc để an tâm lập nghiệp thôi.

Tổng hợp
(Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *