Tâm Sự Gia Đình

Blog chia sẽ kiến thức gia đình: Nấu ăn, Sức Khoẻ, Cuộc Sống

  • Blog Tâm sự
    • Chuyện ấy
    • Chuyện Công Sở
    • Mẹ chồng nàng dâu
    • Mẹ và Bé
    • Du Lịch
    • Nấu Ăn
    • Thời Trang
    • Trang Trí
  • Công Nghệ
  • Làm Đẹp
    • Dưỡng da
    • Giảm Cân
    • Trị mụn
  • Review
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Cận Thị
    • Bệnh Đa Nang Buồng Trứng
    • Bệnh đau dạ dày
    • Bệnh Đau Nữa Đầu
    • Bệnh Gút
    • Bệnh Suy Hô Hấp
    • Bệnh thoát vị đĩa đệm
    • Bệnh Tiểu Đường
    • Bệnh Trầm Cảm
    • Bệnh Trĩ
    • Bệnh Tuyến Tiền Liệt
    • Bệnh Ung Thư Đại Tràng
    • Bệnh Viêm Gan B
    • Gym
    • Yoga
  • Tử Vi và Phong Thuỷ
    • Tâm Linh
    • 12 Con Giáp
    • Giải mã Giấc Mơ
  • Lịch phát sóng
    • TV Show
  • Tin Tức
    • Diện Chẩn
    • Khí công Himalaya
    • Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
    • Thiền sư thích nhất hạnh
  • Giới Thiệu & Liên Hệ
You are here: Home / Blog Tâm sự / “Đột nhập” ngôi làng chuyên tái chế rác thải y tế cho các bệnh viện

“Đột nhập” ngôi làng chuyên tái chế rác thải y tế cho các bệnh viện

04/10/2019 11/10/2019 tamsugiadinh 0 Comment

(Tamsugiadinh.vn) – Sau khi rời bệnh viện, những chiếc xe tải chở rác thải y tế độc hại di chuyển về một ngôi làng ở Hưng Yên. Tại đây, các công nhân tay trần, chân trần chặt nhỏ những dây truyền dịch, kim tiêm… để tái chế thành cốc dùng một lần, ống hút hay hộp sữa chua phục vụ người tiêu dùng.

Rác thải y tế từ Bệnh viện Bạch Mai…

… tập kết về một công ty nhựa tái chế ở làng Khoai, Hưng Yên để sản xuất thành thìa nhựa, ống hút, hộp sữa chua

Làng Khoai (ở thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) nổi tiếng với tên gọi “tỷ phú từ rác thải” bởi làng đã quá nổi tiếng với những khối rác khổng lồ, chất cao như núi rải khắp các lề đường ngõ xóm, ven sông, ao, hồ và vào tận trong nhà khiến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Nghề “tái chế rác” cũng đem lại thu nhập“khủng” cho các hộ gia đình ở đây.

Những khối rác khổng lồ, chất cao như núi rải khắp các lề đường ngõ xóm ở làng Khoai

Bài viết liên quan:

  • Cái chết tức tưởi chỉ vì 1 cái tát của bé gái 8 tuổi khiến cha mẹ “chết lặng”
  • Chữa viêm xoang thành công nhờ kết hợp cây hoa ngũ vị và cỏ vòi voi
  • Cách phân biệt rượu thường với rượu methanol độc hại

Tại làng Khoai, hàng trăm bao tải vỏ chai truyền dịch đang xếp chồng chất, ngay bên cạnh là vô số bao tải chứa bơm tiêm, dây truyền dịch đã qua sử dụng, đây là những loại rác thải được xếp vào nhóm nguy hại cần tiêu hủy nhưng lại được “tuồn” về đây để tái chế thành nhựa.

Theo qui định, nhựa tái chế không được dùng để làm nguyên liệu sản xuất đồ nhựa phục vụ cho ngành ăn uống, thực phẩm. Thế nhưng trong vai người mua, PV đề nghị mua số lượng lớn hạt nhựa để sản xuất cốc thì chủ xưởng cũng không ngần ngại chào bán: “Hàng này là hàng nước một của em. Giá 31.000 đồng”. 

Những vỏ chai truyền dịch đang được công nhân chặt nhỏ

Khi PV lo lắng về chất lượng của hạt nhựa tái chế từ rác thải y tế, chủ xưởng trả lời: “Mình thì chả ngại gì vì những hàng này là hàng phế, được phép tái sử dụng, chứ có vấn đề gì đâu. Không phải lo đúng không. Sợ là ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của nhà sản xuất”. 

Tại làng Khoai, những công nhân xử lý rác thải y tế chẳng được trang bị một dụng cụ bảo hộ nào, họ cứ chân trần, tay trần, dùng dao chặt nát từng chai dịch truyền còn nguyên dịch, ống tiêm và dây truyền dịch đã qua sử dụng, rồi tất cả được đưa vào chiếc máy nghiền này để thành nhựa thô. Sau đó, đem nấu chảy và qua đủ thứ bể hóa chất, để cho ra những hạt nhựa phôi. Từ đây, chúng được rao bán cho các cơ sở sản xuất cốc và đồ đựng thực phẩm với số lượng lớn.

Họ chẳng được trang bị một dụng cụ bảo hộ nào khiến nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh ra cộng đồng rất cao

Việc tương tự cũng xảy ra ở làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ở đây, rác thải y tế cũng trở thành nhựa phôi mà theo công nhân cho biết là được dùng để thổi thành các loại cốc dùng một lần, ống hút hay hộp đựng sữa chua.

Phơi, giặt găng tay y tế đã qua sử dụng

Mỗi ngày, hàng tấn rác thải y tế dù thuộc loại nguy hại cần tiêu hủy, thậm chí còn nguyên dịch máu vẫn tiếp tục được quay vòng ở những ngôi làng này. Nếu những chiếc thìa, ống hút hay hộp sữa chua được làm bằng nhựa tái chế từ rác thải nguy hại chứ không phải từ nhựa nguyên sinh theo qui định thì chắc chắn sức khỏe của người tiêu dùng đang bị đe dọa.

Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và Viện thực phẩm thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Nhựa là một trong những nguyên nhân tạo nên các chất hòa tan trong thực phẩm, chính vì thế, khi nhựa bị thôi nhiễm ra thực phẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp tới miệng, sẽ mang theo những chất độc hại, những chất gây ung thư. Lượng chất này không lớn nhưng nếu hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với chúng thì người dùng sẽ trở thành nạn nhân của bệnh tật”.

 

PGS. Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và Viện thực phẩm thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tuy nhiên, vẫn còn những mối nguy hại lớn khác đến từ việc tái chế rác thải này, đó là nguy cơ mầm bệnh lan truyền cho hàng ngàn công nhân và gia đình của họ, khiến đại dịch lan rộng ra cộng đồng là điều có thật.

Câu chuyện rác thải rác thải tái chế bị tuồn ra ngoài cũng là vấn nạn đang xảy ra ở một số quốc gia đang phát triển khác. Một tổ chức phi chính phủ của Ai Cập khi tiến hành thử máu cho những công nhân làm việc với rác thải y tế đã tình cờ phát hiện ra một thực tế đáng ngại, tỷ lệ bị nhiễm viêm gan B và C của nhóm này lên đến 75%.

Thanh tra bộ y tế nói gì về việc qui trách nhiệm tuồn rác thải y tế ra ngoài?

Ông Nguyễn Văn Nhiên – Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết: “Quản lý chất thải y tế có nghĩa là bao gồm các khâu diễn ra trong bệnh viện từ phát sinh nguồn rác thải cho đến thu gom, phân loại, giữ trong bệnh viện, bàn giao cho các các cơ quan có pháp nhân có chức năng xử lý tái chế. Đó là thuộc trách nhiệm của bệnh viện, cụ thể là người đứng đầu bệnh viện.

Người đứng đầu bệnh viện sẽ có những qui định giao cho lãnh đạo các khoa, phòng, các cán bộ cụ thể. Còn phần quản lý từ cổng bệnh viện đến nơi tái chế thì ngành y tế chúng tôi không quản lý được, không được giao quản lý. Vừa qua, Bộ trưởng bộ y tế đã ban hành quyết định, thành lập 4 đoàn kiểm tra về quản lý rác thải y tế trong tất cả các bệnh viện thuộc bộ. Hiện nay kết quả của luật kiểm tra đang được tổng hợp”.

Clip rác thải y tế đang được tái chế tại làng Khoai (Hưng Yên) và Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội)

(Tổng hợp)

Theo Tuổi trẻ thủ đô

(Visited 1 times, 1 visits today)

Related posts

Mua bò được… bảo hành 1 tháng
Học cách dạy con khéo léo như “mẹ hổ’ Triệu Vy
“Hãy thử vào vai các mợ đanh đá cá cày”
“Hãy thử vào vai các mợ đanh đá cá cày”

Category: Blog Tâm sự

Previous Post: « Nữ sinh 16 tuổi đánh cô hiệu trưởng vì nghi có tình ý với cha mình
Next Post: Tình yêu cậu – cháu và cơn ghen khi phải “xúc tép nuôi cò” »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm thông tin

Tử Vi

Top 10 web và phần mềm lấy lá số tử vi và bình giải

02/11/2019

Khám phá thuật xem tướng của người Việt: Đầu tư dài ngắn, lớn nhỏ xem má, mũi và cung Tài lộc (kỳ 34)

16/10/2019

Người xuất gia có được hầu đồng không?

16/10/2019

Xuất gia liệu có phải là số mệnh của nam Mậu Thìn lận đận, cô độc?

16/10/2019

12 chòm sao nam tự ti về điều gì trong chuyện ấy – họ cần bạn tình ra sao? | Blog Tử Vi Phong Thủy

16/10/2019

More Posts from this Category

Du Lịch

Kinh nghiệm du lịch tự túc Tây Nguyên: 4 ngày – 3 tỉnh – chỉ 2 triệu đồng

Du lịch Thái Lan một mình, hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm sau

Đi du lịch một mình theo tour, ngại gì mà không thử?

Thiên đường ăn vặt bạn nên biết khi đặt chân tới Sài Gòn

5 điểm du lịch tuyệt nhất mùa thu ở miền Bắc

Bài viết mới

4 điều lưu ý trong bản CV để có cú “nhảy việc” thành công trong năm mới

04/10/2019 By tamsugiadinh

Ghi nhớ ngay 10 bí kíp nếu bạn muốn du lịch tiết kiệm

04/10/2019 By tamsugiadinh

Đọc truyện cổ tích cho bé: Sự tích cái chổi

02/12/2019 By admin

Mật ong với nước ấm : Cách pha – tác dụng – thời gian uống

09/11/2019 By admin

Cách sử dụng Titan gel, có tốt không, giá bao nhiêu, tác hại không ngờ của nó

07/11/2019 By thuatv

Review 20 kem chống nắng tốt nhất hiện nay

07/11/2019 By thuatv

Review 5 loại kem chống nắng tốt nhất của Nature Republic thịnh hành nhất hiện nay

07/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng Ohui: “Tuyệt phẩm” có gì khiến tín đồ làm đẹp săn đón?

07/11/2019 By thuatv

Review Kem chống nắng ALLIE

07/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng Cell Fusion C

07/11/2019 By thuatv

Top 6 kem chống nắng Eucerin bảo vệ da cực tốt trước tia UV

07/11/2019 By thuatv

Kem chống nắng Nivea – thương hiệu bền vững với thời gian

07/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng The Face Shop: Sử dụng có hiệu quả hay không?

07/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng Missha có tốt như lời đồn?

06/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng Skin Aqua thần thánh

06/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng Bioderma có thật sự tốt?

06/11/2019 By thuatv

Review kem chống nắng KOSE

06/11/2019 By thuatv

Footer

Về chúng tôi

Tâm Sự Gia Đình là Blog thông tin về gia đình, chia sẻ và tâm sự những chuyện thầm kín. Nếu quý độc gỉa có nhu cầu tư vấn, gửi tâm tư của mình, xin vui lòng liên hệ qua email dưới đây

Liên hệ:

tamsugiadinh9001@gmail.com

Privacy & Disclaimer

Chính sách bảo mật

 

Đây là blog tổng hợp thông tin trên internet, vì vậy chúng tôi sẽ gỡ bỏ thông tin vi phạm khi có báo cáo. Xin hãy liên hệ chúng tôi để gỡ các bài viết vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luât.

Tìm Kiếm

Bài viết mới

  • Đọc truyện cổ tích cho bé: Sự tích cái chổi
  • Mật ong với nước ấm : Cách pha – tác dụng – thời gian uống
  • Cách sử dụng Titan gel, có tốt không, giá bao nhiêu, tác hại không ngờ của nó

tamsugiadinh.vn