Viêm họng, sổ mũi ở bà bầu? Hướng dẫn cách chữa không cần thuốc

Cảm ở bà bầu hay cụ thể là việc viêm họng, sổ mũi ở bà bầu có nguy hiểm tới trẻ trong bụng hay không? Cách chữa như thế nào cho tự nhiên mà không cần thuốc
Khi mang bầu, sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng của bà bầu yếu đi rõ rệt. Do vậy mà bà bầu dễ mắc các bệnh thông thường như viêm họng, sổ mũi. Đây có thể là biểu hiện của bệnh cảm lạnh, cảm cúm hoặc do phản ứng của cơ thể khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi trời chuyển sang mùa mưa, mùa lạnh.
Cùng tamsugiadinh tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!

Bị cảm khi mang thai

Bị cảm khi mang thai
ảnh bà bầu

Sổ mũi ở bà bầu, viêm họng ở bà bầu có sao không

Sổ mũi ở bà bầu
Thông thường, nếu các hiện tượng như viêm họng, sổ mũi, ho không kèm theo sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu thì bà bầu không nên quá lo lắng, vì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, chúng chỉ gây khó chịu cho bà bầu mà thôi.
Nhưng nếu bị ho, có đờm, viêm họng, sổ mũi, hắt hơi kèm theo sốt cao, đau người thì khả năng cao là bà bầu đã bị cúm hoặc viêm đường hô hấp. Nếu bà bầu bị vào những tháng đầu thai kỳ dễ làm thai bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ dọa sảy, sảy thai.

Xem thêm:   Các căn bệnh vô phương cứu chữa chỉ nhìn qua cũng đủ rùng mình

Những lưu ý khi bà bầu bị sổ mũi, viêm họng

Khi bị viêm họng, sổ mũi, bà bầu lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trong trường hợp viêm họng, sổ mũi đi kèm với sốt, ho kéo dài, đau ngực, khó thở, đau nhức người, mệt mỏi thì bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị vì rất có thể bà bầu đã mắc một trong số các bệnh như viêm phổi, cảm cúm, viêm phế quản…

Cách trị cảm cho bà bầu không cần thuốc

Cách trị cảm cho bà bầu không cần thuốc
Đối với những trường hợp viêm họng sổ mũi nhẹ, một số cách chữa sau sẽ giúp giải thoát bà bầu khỏi những cơn đau họng và sổ mũi kéo dài.
– Súc miệng/ nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là cách tuyệt đối an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Nước muối có tính sát khuẩn nhẹ và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng rất tốt. Kể cả khi không bị viêm họng, chúng ta cũng nên súc miệng nước muối để phòng bệnh tốt hơn.
– Bổ sung tỏi vào thực đơn
Sử dụng tỏi trong chế biến thức ăn hàng ngày (giấm tỏi, xào rau với tỏi…) là cách phòng ngừa cảm cúm và đẩy lùi các triệu chứng viêm họng sổ mũi hữu hiệu. Mẹ bầu có thể ăn khoảng 4 tép tỏi sống nhỏ hàng ngày, hoặc giã tỏi sống rồi uống với nước khi bị sổ mũi, viêm họng, mùi hăng, cay của tỏi có thể khiến bạn khó chịu nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó mang lại.
– Sử dụng chanh là cách chữa đau họng cho bà bầu
Chanh có thể làm giảm dịch nhầy trong cổ họng, đồng thời cung cấp thêm vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Bà bầu có thể uống 1 cốc nước chanh ấm mật ong mỗi ngày để giúp họng được khỏe hơn, hoặc có thể ngậm chanh/quất ngâm mật ong, chanh đào mật ong đường phèn mỗi khi đau họng.
– Sử dụng các loại trà
Trà hoa cúc, trà chanh mật ong, trà gừng ấm cũng là những cách rất tốt để giảm ho, rát họng và làm ấm cơ thể. Ngoài ra nó còn khá hữu hiệu trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn ở các bà bầu.
– Cháo hành tía tô
Với những cơn cảm nhẹ, ngay khi thấy các dấu hiệu viêm họng sổ mũi đầu tiên, các mẹ bầu có thể ăn 1 bát cháo trứng nóng có bỏ thêm nhiều hành và tía tô băm nhỏ. Hành và tía tô sẽ giúp giải cảm, toát mồ hôi, tiêu viêm và làm dịu các triệu chứng khó chịu.
– Mật ong hấp lá hẹ
Đây là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm và an toàn với bà bầu và trẻ nhỏ. Lấy 1 nhúm lá hẹ thái nhỏ, cho vào bát rồi đổ mật ong vào sao cho đủ ngập lá hẹ, sau đó hấp cách thủy hỗn hợp trên cho tới khi lá hẹ nhừ. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.
Bà bầu nên dùng khi hỗn hợp còn ấm, ngậm trong miệng để hỗn hợp từ từ trôi xuống họng. Có thể dùng kèm vài hạt muối để tăng hiệu quả.
Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *