Tại sao mồng một bị đòi nợ lại dông cả tháng?

Theo quan niệm dân gian, để có một năm mới hanh thông thuận lợi, cần phải kiêng kị một vài việc, trong đó có việc liên quan đến chuyện tiền bạc. Đặc biệt là việc mùng 1 bị đòi nợ, vậy cùng tamsugiadinh đọc bài viết sau để biết xem việc mùng 1 bị đòi nợ có sao không?

Chia sẽ về việc đòi nợ mùng 1 tết

Xin chào chuyên gia và cộng đồng bạn đọc
cháu là Vũ Ánh My. Cháu mới tốt nghiệp đại học và đi làm được 3 tháng nay. Chuyện cháu muốn hỏi là về kiêng kị trong ngày mồng một hàng tháng.
Gia đình cháu có 2 chị em gái. Bố mẹ cháu lo hai chị em đi học xa nhà , thuê nhà trọ bất tiện nên đã mua một căn nhà cho chị em cháu ở Hà Nội. Tối qua, người thu tiền điện nước có tới nhà cháu thu tiền tháng này mà chị em cháu đều hết tiền nên đã hẹn cô ấy tối nay.

mùng 1 bị đòi nợ có sao không
Tại sao bị đòi nợ vào mồng một lại “dông” cả tháng?

Chị cháu bị bạn mắng xối xả khi đòi nợ mồng 1 tết. Vì cả cháu và chị đều đã đi làm, nên hai chị em không dám hỏi xin bố mẹ nữa. Chị cháu nhớ có cho bạn vay 2 triệu nên sáng nay có gọi điện đòi mà không để ý ngày mồng một. Chị này vốn cũng thân với chị cháu, thế nhưng nghe chị cháu đòi tiền chị này đã mắng chị cháu xối xả.
Chị ấy bảo chị ấy buôn bán quần áo mà mới sáng mồng một đã đòi tiền. Chị ấy sẽ bị dông cả tháng, không bị người ta đòi nợ thì cũng buôn bán thua lỗ. Tiền chỉ “đi ra” mà không “đi vào”. Rồi chị ấy cúp máy luôn mà không nói sẽ trả lại tiền cho chị cháu.
Chị em cháu đã rất sốc về chuyện đó. Đến công ty cháu có kể chuyện với mấy chị đồng nghiệp. Các chị nói sao vô ý lại đi đòi tiền người buôn bán vào mồng một, người ta kiêng lắm. Mà chị cháu mới mồng một đã nghe chửi mắng thì cả tháng cũng sẽ gặp chuyện xui xẻo bị người ta mắng mỏ. Nghe thế cháu rất lo lắng cho chị.
Thưa chuyên gia, tại sao lại có chuyện kiêng kị này vào ngày mồng một? Cháu còn thấy nhiều người hay nói đầu tháng kiêng đi thăm bà đẻ, kiêng cắt tóc… Chị cháu còn dặn cháu không nên đi mua hàng vào buổi sáng vì ngoài việc mở hàng cho người ta nếu ngã giá mua 1 món đồ rồi mà cuối cùng lại không mua nữa sẽ làm người bán hàng gặp xúi quẩy. Chuyện này có đúng không ạ? Việc mùng 1 bị đòi nợ có sao không? Có ảnh hưởng gì về cuộc sống về sau không ạ?
Cháu rất mong nhận được ý kiến của chuyên gia cũng như chia sẻ của các bạn đọc!

Xem thêm:   Kinh nghiệm du lịch tự túc tour Nha Trang, Đà Lạt 4 ngày 5 đêm

Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình về việc mùng 1 bị đòi nợ có sao không?

Bạn My thân mến
Trước hết theo tôi hiểu thì tự nhiên vạn vật vốn hài hòa không phân biệt ngày tốt ngày xấu. Tất cả các ngày trong tháng tuy có khác nhau về mật độ năng lượng nhưng vẫn nằm trong chu trình tổng thể thống nhất và toàn vẹn.
Ngày mùng 1 âm cũng vậy, là một ngày chứa đựng đầy đủ năng lượng âm, dương, năng lượng trung hòa, là cơ sở để sản sinh năng lượng mang có tính toàn bộ và có khả năng sáng tạo liên qua đến sự sống và tiến hóa của bạn của tôi.
Tham khảo nhận thức của nhà Phật, cũng không phân biệt, không kiêng kỵ gì, ngày nào cũng toàn vẹn. Nhưng đã là người thì không phải ai cũng giác ngộ và đạt được các phẩm chất tối ưu như thế, phần lớn chúng ta đều không biết thật ra ngày mùng 1 âm có tính chất đặc điểm gì. Chỉ biết là cha ông dặn dò nên làm thế này, phải làm thế kia, thì tin hoặc miễn cưỡng làm theo.
Nhà tôi chẳng hạn, gia đình có ảnh hưởng bởi tinh thần Nho giáo, Lão giáo cộng với tín ngưỡng dân gian thành ra cứ ngày mùng một ấn định là ngày thắp hương tưởng nhớ tổ tiên (tĩnh – có đạo đức). Cha mẹ cũng thường khuyên không nên, hoặc cấm cãi nhau trong nhà (động – thất đức).
Để chắc chắc, mẹ còn dọa là kiêng cãi nhau nếu không đen đủi, bất hòa cả tháng. Hồi bé cấm đoán có thể còn cự cãi chứ nghe từ “kiêng” là nghĩ đến ma, sợ lắm, thế là nghe răm rắp và dần dà thành nếp mùng 1 âm đặc biệt là mùng 1 Tết cấm có cãi nhau. Nhưng vay mượn qua lại, thì tôi cứ tiện là thực hiện, không cứ ngày nào nghiệm lại thấy chả sao cả.
Cũng chuyện kiêng, xuất phát từ nhiều lý thuyết siêu hình, những lời truyền khẩu được diễn giải một cách chủ quan, máy móc làm cho nhiều người tin rằng ngày đầu tháng thế nào thì cả tháng sẽ như thế nên rất cẩn thận. Ví dụ mùng 1 âm mà bị ai đó đòi tiền là cả tháng sẽ đen đủi. Người ta nhân rộng ra như kiêng cắt móng chân, kiêng bước ra khỏi nhà gặp gái, kiêng ăn cá lóc…
Đó là nguyên nhân trực tiếp hiểu được, nhưng thật ra nguyên nhân sâu kín tạo ra quan niệm này là do là vô minh. Khi sinh ra ai cũng có Chân Tâm, hay Tâm Không ( vốn có thể mách bảo chân lý cho ta) nhưng do nghiệp lực trong quá khứ nên ai cũng có cả bản ngã và nhân quả (có thể mách ta hiểu đúng, hiểu sai nhưng không phải là chân lý).
Cái ngã phong tỏa chân tâm làm cho con người ta có cái nhìn cục bộ mà ta hay gọi là nhìn xuyên qua Cái Tôi, thiên kiến định kiến. Do không thể nhìn thấy bản chất vấn đề nên ta phải dựa vào quan niệm, vào lời khuyên về kiêng (mỗi ý kiến lại rất khác nhau). Người có cái ngã phân biệt, kỳ thị càng lớn thì kiêng càng nhiều và lý do kiêng rất phi lý, cực đoan.
Cái ngã phân biệt kỳ thị này cũng tồn tại dưới dạng một sinh linh năng lượng. Nếu nó quá lớn thì người ta hay “chẩn đoán” là trong người ấy có quỷ, có “vong”. Nhưng bản thân người có cái ngã này lại tưởng cái tính nết ấy, cái quan niệm ấy là đúng là bản sắc của mình và hết mình bảo vệ quan điểm đấy.
Cứ như thế nhân quả nối tiếp nhân quả làm nội giới không cân bằng, có sợ hãi vô hình ngầm ẩn trong tâm nên nếu có ai đó đòi nợ vào ngày mùng 1 âm, cái ngã ấy lập tức bị kích động và phản xạ bằng những lời chửi mắng hoặc nhẹ hơn là oán trách. Có trường hợp ngày mùng 1 Tết, vô ý đến xông nhà mà không hợp tuổi có thể còn bị đổ lỗi, nguyền rủa nếu sau đó chủ nhà làm ăn không được, trong khi nguyên nhân chính là do nhân quả thua lỗ của chính khổ chủ.
Vậy nên bạn hỏi có chuyện (kiêng kỵ) này có đúng không. Bằng trải nghiệm và nhận biết bản thân tôi thấy là đúng với người có quan niệm đó nhưng không đúng với chân lý.

Xem thêm:   Lịch phát sóng SCTV14: Các chương trình nổi bật

mùng 1 bị đòi nợ có sao không
Nhưng điều đó không có nghĩa là không “kiêng” bởi hai lẽ: Nếu mình hiểu đến đâu, cảm thấy thế nào là đúng thì mình cứ làm, nếu không thì không yên tâm và từ đó tiếp tục tìm hiểu sâu hơn. Mặt khác dù mình hiểu vấn đề sâu sắc đến đâu số đông quanh mình vẫn đồng quan niệm cũ thì theo tránh đối đầu, vì kiêng ấy đang đúng với họ.
Ví dụ nếu biết người bạn có quan niệm kiêng mùng 1 âm không được đòi tiền hay vay tiền thì cần tôn trọng bạn ấy và nếu đòi sẽ làm tổn thương bạn. Ngược lại, nếu ai đó đòi tiền mình ngày mùng 1 âm thì cũng mở lòng và đừng trách. Cứ như thế dần dà một nhận thức mới sâu sắc hơn nở hoa trong lòng mình lúc nào không hay.
“Dông cả tháng” là do nhân quả của người bị dông, không phải do người đòi nợ nhầm ngày, mà nếu có thì cũng là nguyên nhân gián tiếp và đúng nhân quả. Nhìn nhận thấu đáo, con người sẽ cân bằng hơn.
Chúc bạn hạnh phúc và cám ơn quý độc giả đã đồng hành cùng tamsugiadinh.vn
Xem thêm 9 điều kiêng kị vào mùng 1 tết 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *