Hướng dẫn tất tần tật cách chăm sóc bệnh nhân bị thủng dạ dày

Hiện nay, căn bệnh thủng dạ dày chiếm đến 26% và đang có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất trong các loại bệnh về đường tiêu hóa. Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như xuất huyết dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và tham khảo cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thủng dạ dày nhé!

Bệnh thủng dạ dày, tá tràng là gì?

thung-da-day-1

Thủng dạ dày, tá tràng là một biến chứng thường gặp trong bệnh loét dạ dày tá tràng. Bệnh có thể gặp ở những người trẻ tuổi mới bị loét hoặc đã lâu. Tuổi thường gặp từ 20 – 50, nam gặp nhiều hơn nữ.
Đây là một cấp cứu ngoại khoa đứng thứ hai sau viêm ruột thừa. Nếu bệnh nhân đến muộn, hậu quả chủ yếu của thủng là viêm phúc mạc cấp tính toàn thể, dễ gây tử vong, nên cần được phát hiện kịp thời và mổ sớm.
Thủng dạ dày – tá tràng có khi tự bịt lại do túi mật, mạc nối lớn, đại tràng đến bịt lỗ thủng lại gọi là thủng bịt. Vị trí lỗ thủng thường ở mặt sau tá tràng được tuỵ bịt lại, hoặc dịch dạ dày chảy vào hậu cung mạc nối qua khe Winslow chảy vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Thủng ổ loét dạ day tá tràng nếu được xử trí sớm thì tiên lượng tốt và tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 0,5 -1%, nhưng nếu để muộn tì rất nặng và tỷ lệ tử vong lên tới 10 -15%.

Triệu chứng bệnh thủng dạ dày, tá tràng

thung-da-day-2

– Các triệu chứng cơ năng của thủng dạ dày là cơn đau xuất hiện đột ngột và mức độ nghiêm trọng. Đang sinh hoạt, làm công việc như thường ngày bỗng cảm thấy như có vật sắc nhọn đâm thẳng vào bụng, ở vùng thượng vị, sau đó có thể đau lan sang đau bụng bên trái, bên phải.
– Bị đau nhiều hơn khi nằm và đứng vì lúc này cơ bụng càng căng hơn, cảm thấy dễ chịu hơn khi gập người lại.
– Bị đau bất thình lình nên có thể bị choáng váng, da tái xanh, tay chân run rẩy và chuyển lạnh là triệu chứng thủng dạ dày tá tràng thường gặp nhất.
– Mạch đập nhanh hơn, toát mổ hôi hột, người bệnh hoảng sợ. Đợi một lúc mới ổn định lại.
– Thành bụng cơ lại, nắn vào thấy cứng rắn, có thể xảy ra tình trạng thoát vị bẹn ở trẻn nhỏ vì dung dịch trong dạ dày kích thích lên bề mặt của khoang bụng.
– Khi mới bị thủng dạ dày, dung dịch nước dạ dày trào ra thành bụng vẫn còn toan tính vô khuẩn nhưng không xử lý sớm sẽ nhanh chóng gây viêm nhiễm, sinh mủ.

Xem thêm:   Danh sách những trung tâm hướng dẫn thiền trường sinh học trên cả nước

Nguyên nhân bệnh thủng dạ dày, tá tràng

thung-da-day-3

–  Loét dạ dày tá tràng mạn tính: Nguyên nhân này gặp nhiều nhất chiếm 96%.Trong đó lo t tá tràng thủng chiếm 97%,tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 89%.
–  Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày thủng ít gặp,chỉ chiếm tỷ lệ1,3-3%,loại này có tỷ lệ tử vong sau mổ khá cao từ 50-70%. Thủng là biểu hiện muộn của ung thư dạ dày
–  Loét miệng nối: Thủng do loét miệng nối sau cắt dạ dày hoặc nối vị – tràng là biến chứng hiếm gặp

Phương pháp điều trị bệnh thủng dạ dày

thung-da-day-4

Bị thủng dạ dày chủ yếu ở những người có tiền sử bị viêm loét, trên niêm mạc dạ dày có những vết sẹo non, sẹo già do tác động từ khí hậu như chuyển mùa đột ngột, ăn uống không khoa học, sử dụng thuốc trong thời gian dài, uống bia rượu,… khiến vết loét dễ tét ra và tạo thành lỗ thủng. Khi phát hiện dấu hiệu thủng dạ dày cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất, các phương pháp chữa trị có thể dùng là:
– Điều trị bảo tồn: khi cơ sở y tế không đủ máy móc, kĩ thuật hay nghiệp vụ chuyên môn thì thực hiện biện pháp này. Trong thời gian chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên sẽ tiến hành hút dịch bằng cách đặt xông dạ dày, ngăn chặn nhiễm khuẩn và chống sốc bằng cách truyền kháng sinh liều cao với truyền dịch.
– Khâu vết thủng dạ dày: dễ tiến hành hơn với những vết loét non thì cấu trúc vẫn còn mềm mại. Còn đối với vết loét đã lâu ngày, trở nên chai cứng thì đặt mũi kim trên tổ chức lành mềm, xa vết chai hoặc xử lý loại bỏ chai cứng rồi mới khâu 2 lớp, lớp trong dùng chỉ catgut còn lớp ngoài dùng chỉ lanh.
– Phẫu thuật cắt dạ dày: được thực hiện khi người bệnh bị hẹp môn vị, vết thủng ở ngay sẹo chai và bị chảy máu nhiều lần, ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây thủng thành dạ dày. Cắt một phần dạ dày sẽ loại bỏ được căn nguyên bệnh lý và giải quyết được biến chứng sau này nhưng quá trình phẫu thuận có thể phát sinh vấn đề không mong muốn.
Bài viết liên quan:

Xem thêm:   Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc hỗ trợ chấm sóc sức khỏe người cao tuổi

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thủng dạ dày

cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-thung-da-day-1

Bạn đã có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thủng dạ dày cụ thể chưa? Nếu như không có kế hoạch thì người thân bạn không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gặp tình huống nguy hiểm đấy.

Trước mổ

cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-thung-da-day-2

Hầu hết người có căn bệnh thủng dạ dày đều được đưa vào phòng mổ cấp cứu. Nhưng ca phẫu thuật này sẽ tốn rất nhiều thời gian nên bệnh nhân thường được đưa vào phòng hồi sức trước khi phẫu thuật.

– Đặt ống hút dịch dạ dày và hút hết dịch trong dạ dày, để làm hạn chế dịch dạ dày qua lỗ thủng vào trong ổ bụng và chống trướng bụng giúp cho người bệnh dễ thở.
– Không được tiêm các thuốc giảm đau trong thời gian theo dõi để chẩn đoán.
– Truyền dịch và tiêm thuốc theo y lệnh.
– Dùng kháng sinh trước mổ theo y lệnh.
– Đặt ống thông tiểu để kiểm soát tình trạng nước xuất nhập nếu người bệnh trong tình trạng sốc.

Sau mổ

cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-thung-da-day-3

– Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn:
+ Nếu có khó thở, nhịp thở tăng, điều dưỡng phải kiểm tra đường hô hấp xem có cản trở nào không và cho thở oxy.
+ Nếu mạch nhanh dần, huyết áp giảm dần phải báo ngay với thầy thuốc (đề phòng sốc do mất máu).
– Ống hút dịch dạ dày: phải theo dõi thường xuyên tránh tắc nghẽn, cần cho hút ngắt quãng. Không được rút sớm ống hút dạ dày, chỉ rút khi có nhu động ruột.
– Theo dõi tình trạng ổ bụng. Nếu ngày thứ 4 – 5 sau mổ mà bụng trướng, kèm theo có đau khắp bụng, bí trung đại tiện, toàn thân có nhiễm trùng thì cần báo ngay với thầy thuốc (thường do viêm phúc mạc thứ phát do bục nơi khâu lỗ thủng).
– Chăm sóc ống dẫn lưu
+ Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
+ Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng.
+ Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu.
+ Theo dõi về số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài. Bình thường ống dẫn lưu ổ bụng ra dịch với số lượng ít dần và không hôi.
+ Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay với thầy thuốc.
+ Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi đựng dịch dẫn lưu hằng ngày.
+ Ống dẫn lưu thường được rút khi người bệnh có trung tiện.
– Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang: sau mổ, ống dẫn lưu niệu đạo – bàng quang cần được rút sớm để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
– Chăm sóc vết mổ
+ Đảm bảo thay băng vô khuẩn.
+ Bình thường cắt chỉ vào ngày thứ 7.
Đối với người già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu thì cắt chỉ muộn hơn (ngày thứ 10).
– Dinh dưỡng
+ Khi chưa có nhu động ruột, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
+ Khi đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho bệnh nhân uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.
– Trường hợp người bệnh cắt đoạn dạ dày
+ Điều dưỡng cần theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, vì người bệnh chịu một phẫu thuật lớn trong điều kiện mổ cấp cứu, thời gian chuẩn bị ngắn vì vậy dễ có tai biến xảy ra.
+ Theo dõi sát ống hút dịch dạ dày: nếu thấy có máu tươi cần báo ngay với thầy thuốc.
+ Khi người bệnh được ăn uống: những ngày đầu cần ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, ăn làm nhiều bữa trong ngày (6 – 8 bữa). Sau đó theo thời gian cho ăn giảm dần số bữa, tăng dần về số lượng trong một bữa để tránh hội chứng dạ dày bé.
– Nếu cắt dây thần kinh X, nối vị tràng, điều dưỡng cần theo dõi ống hút dạ dày kỹ hơn, tránh trướng bụng.
– Theo dõi các biến chứng
+ Sốc: thường do giảm khối lượng tuần hoàn, do đau.
+ Nôn: thường xảy ra trong những giờ đầu, trong trường hợp ống hút dịch dạ dày không hoạt động tốt, người bệnh thường nôn ra dịch nâu đen. Cần cho nằm đầu nghiêng về một bên để chất nôn không lọt vào đường hô hấp.
+ Chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối: thường người bệnh nôn ra máu tươi.
+ Biến chứng phổi: nhất là ở người bệnh già yếu.
+ Nhiễm trùng vết mổ.

Xem thêm:   Bài thuốc nam đánh bay bệnh ung thư dễ dàng tìm thấy ngay tại vườn

Chế độ ăn cho người bệnh khi xuất viện

cach-cham-soc-benh-nhan-sau-mo-thung-da-day-4

Lúc này khi bệnh nhân hoàn toàn kiệt sức, bạn cần phải lưu ý chọn chế độ ăn phù hợp với tình trạng cơ thể.

– Ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Giai đoạn đầu ăn nhiều bữa trong ngày nhất là trường hợp cắt đoạn dạ dày (6-8 bữa), mỗi bữa ăn với số lượng ít. Sau đó giảm dần số bữa và tăng số lượng mỗi bữa.
– Hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, ớt, nước có ga…)
– Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu) cần đến bệnh viện ngay .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *